Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan về điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đường Lâm - tập trung tìm hiểu những nhân tố có tác động mạnh và trực tiếp đến đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm. Nghiên cứu đời sống văn hóa sản xuất và tổ chức xã hội của cư dân - phân tích những hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủ công nghiệp và dịch vụ, hoạt động thương nghiệp, bộ máy hành chính, kết cấu cộng đồng... để làm rõ những sáng tạo của con người trong quá trình ứng xử với điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Nghiên cứu đời sống sinh hoạt văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm qua văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa quy phạm, văn hóa tâm linh để chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên và đời sống văn hóa của cư dân làng Việt Cổ Đường Lâm
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
ỤC LỤ
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn .........................................................................2
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................5
6. Đóng góp của luận văn...........................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................6
CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÁ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG
VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM.........................................................................................7
1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái..........................................................7
1.2. Lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm .....................................................13
CHƢƠNG 2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA
CƢ DÂN LÀNG VIỆT CỔ ĐƢỜNG LÂM .............................................................18
2.1. VĂN HOÁ SẢN XUẤT...................................................................................18
2.1.1 Sản xuất nông nghiệp ......................................................................................18
2.1.1.1 Trồng trọt ....................................................................................................21
2.1.1.2 Chăn nuôi.....................................................................................................36
2.1.1.3. Công cụ sản xuất ........................................................................................40
2.1.2. Hoạt động thủ công nghiệp và dịch vụ............................................................41
2.1.3. Hoạt động thƣơng nghiệp ..............................................................................42
2.2. TỔ CHỨC XÃ HỘI........................................................................................45
2.2.1. Bộ máy hành chính.........................................................................................45
2.2.2. Kết cấu cộng đồng..........................................................................................47
2.2.2.1 Gia đình........................................................................................................47
2.2.2.2 Dòng họ .......................................................................................................48
2.2.2.3 Xóm- ngõ ....................................................................................................51
CHƢƠNG 3. ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA CƢ DÂN LÀNG VIỆT
CỔ ĐƢỜNG LÂM ..................................................................................................54
3.1. VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG................................................................55
3.1.1. Ẩm thực và y dƣợc cổ truyền.........................................................................55
3.1.1.1 Ăn ................................................................................................................55
3.1.1.2. Uống ...........................................................................................................66
3.1.1.3. Ăn trầu, hút thuốc.......................................................................................68
3.1.1.4. Thuốc và phƣơng thức chữa bệnh cổ truyền ................................................69
3.1.2. Trang phục .....................................................................................................70
3.1.3. Nhà ở .............................................................................................................72
3.1.4. Đi lại ..............................................................................................................77
3.2 VĂN HOÁ QUY PHẠM ..................................................................................77
3.2.1 Phong tục tập quán theo chu trình đời ngƣời....................................................77
3.2.1.1 Sinh đẻ .........................................................................................................77
3.2.1.2 Hôn nhân......................................................................................................79
3.2.1.3 Tang ma .......................................................................................................81
3.2.2 Các lễ tết và lễ hội trong năm .........................................................................84
3.3. VĂN HOÁ TÂM LINH...................................................................................85
3.3.1 Tín ngƣờng thờ Nhiên thần..............................................................................86
3.3.1.1 Tín ngƣỡng thờ cúng Thành hoàng (Tản Viên Sơn Thánh)...........................86
3.3.1.2 Tín ngƣỡng thờ thần linh bản thổ..................................................................89
3.3.1.3 Một số tín ngƣỡng thờ cúng của cƣ dân nông nghiệp....................................90
3.3.2 Tín ngƣờng thờ Nhân thần...............................................................................91
3.3.2.1 Tín ngƣỡng thờ cúng các vị Anh hùng..........................................................92
3.3.2.2 Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên .........................................................................95
3.3.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng Mẫu (Bà chúa Mía)....................................................98
KẾT LUẬN ..........................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................104
PHỤ LỤC .............................................................................................................107 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, ít nơi nào làng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cấu trúc
xã hội nhƣ ở Việt Nam. Làng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc, là
một bức tranh vừa đồng nhất vừa đa dạng của xã hội Việt Nam trong suốt chiều dài
lịch sử dân tộc. Văn hoá làng xã chính là cái hồn của nền văn hoá Việt Nam.
Trong hệ thống làng Bắc Bộ, Đƣờng Lâm đƣợc biết đến là một vùng đất cổ,
mang cảnh quan của vùng trung du bán sơn địa với những đồi gò đá ong thấp, những
“rộc” sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong phú.
Xã Đƣờng Lâm hiện nay bao gồm 9 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh,
Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu, Phụ Khang, Hà Tân, và Hƣng Thịnh. Nơi đây
không chỉ là mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt” mà còn là một địa chỉ văn hoá đặc
sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tập quán cƣ trú của cộng
đồng cƣ dân nông nghiệp cổ.
Đƣờng Lâm, quê hƣơng của hai vua Phùng Hƣng và Ngô Quyền, là không
gian còn lƣu giữ rất nhiều đặc trƣng của làng Việt truyền thống với cơ cấu tổ chức
làng xã khá đậm nét, những quần thể di tích kiến trúc cổ khá nguyên vẹn và nhiều tập
tục phản ánh lối sống của ngƣời xƣa. Đƣờng Lâm cần đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc
độ, nhƣng nghiên cứu tổng hợp theo hƣớng tiếp cận khu vực học để có đƣợc những
nhận thức tổng hợp là một đề tài khoa học có ý nghĩa.
Trong thời gian gần đây, đƣợc tham gia chƣơng trình điều tra văn hoá phi vật
thể ở Đƣờng Lâm, tui có dịp thâm nhập và tìm hiểu sơ bộ về đời sống văn hoá ở đây
và thấy rằng, để tiến tới nhận thức khoa học tổng hợp, trƣớc hết cần tìm hiểu mối
quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá để lý giải những đặc
trƣng văn hoá của làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Với ý nghĩa đó “Tƣơng tác” giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của
cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm có thể đƣợc hiểu là không phải đi sâu trình bày về
những điều kiện tự nhiên và cũng không phải đi sâu mô tả thuần tuý về những sáng
tạo văn hoá của cƣ dân mà tác giả cố gắng chỉ ra những quan hệ qua lại của tự nhiên
với đời sống văn hoá của cƣ dân. Bởi vì, thực chất văn hoá là ứng xử của con ngƣời
trong điều kiện tự nhiên nhất định để tìm ra những giải pháp giúp cho con ngƣời tồn tại và phát triển trong một không gian văn hoá mà cụ thể địa bàn nghiên cứu là làng
Đƣờng Lâm.
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
Làng cổ Đƣờng Lâm đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia, quyết định số
77/205/QĐ-BVHTT ngày 19/5/2005 - đúng vào dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại . Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ
nhƣ một không gian hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện. Nghiên cứu
tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá sẽ góp phần lý giải nhiều
hiện tƣợng văn hoá và từ đó có thể hiểu sâu sắc thêm những đặc trƣng văn hoá của
Đƣờng Lâm là một nhu cầu cấp thiết.
Cùng với việc đƣợc xếp hạng di tích làng Việt cổ đầu tiên ở Miền Bắc Việt
Nam thì sự quan tâm của giới nghiên cứu về làng Đƣờng Lâm ngày càng nhiều và
nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng. Làm thế nào để có những giải pháp xử lý
hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay nói cách khác là giải pháp phát triển bền vững
cho địa phƣơng cũng đang là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu quan hệ
tƣơng tác giữa con ngƣời và điều kiện tự nhiên sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho những giải pháp nói trên.
Nghiên cứu làng cổ Đƣờng Lâm theo hƣớng chuyên ngành nhƣ: khảo cổ, kiến
trúc, mỹ thuật, bảo tồn đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định nhƣng chủ yếu
chỉ giúp nâng cao nhận thức theo từng khía cạnh mà chƣa chỉ ra quan hệ tƣơng tác
giữa các yếu tố nên rất khó nhận diện đƣợc những đặc trƣng tổng quát. Ngày nay,
trong quá trình đô thị hoá, những yếu tố truyền thống đang bị tác động của cuộc sống
hiện đại làm mất đi từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm
đòi hỏi phải khẩn trƣơng. Với ý nghĩa đó nghiên cứu quan hệ tƣơng tác giữa điều
kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm không chỉ có
ý nghĩa khoa học mà còn là một đề tài có tính thực tiễn cấp thiết.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trƣng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của con
ngƣời trong quá trình ứng xử với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng xã hội và hoàn cảnh
lịch sử, trong đó, trƣớc hết là ứng xử của con ngƣời với điều kiện tự nhiên. Quan hệ
tƣơng tác giữa con ngƣời và điều kiện tự nhiên là nhân tố cơ bản tạo nên đặc trƣng văn hoá. Chính vì vậy, muốn hiểu sâu sắc những đặc trƣng của một không gian văn
hoá nào đó không thể không nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và tác động qua lại
của nó với cuộc sống của cƣ dân.
Bƣớc đầu tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những nhân tố
có tác động mạnh và trực tiếp đến đời sống văn hoá của cƣ dân của làng Đƣờng Lâm .
Chỉ ra những mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ dân
làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Đề tài luận văn của chúng tui chọn làng Việt cổ Đƣờng Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà
Tây (nay là Hà Nội) là một khu vực làm đối tƣợng nghiên cứu.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một làng còn lƣu giữ rất nhiều đặc trƣng của làng Việt truyền thống,
Đƣờng Lâm đã và đang đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nƣớc.
Trƣớc năm 1990 đã có một số công trình nghiên cứu về làng cổ Đƣờng Lâm.
Công trình đầu tiên phải kể đến là “Mông Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng” do
Nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003. Công trình này là kết quả của
chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở đồng bằng
Bắc Bộ do một nhóm tác giả của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của
Pháp, CNRS và Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia Việt Nam thực hiện. Nội dung của công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
ở thôn Mông Phụ (1 trong 9 thôn của xã Đƣờng Lâm). Các tác giả đã đi vào nghiên
cứu từng lĩnh vực chuyên ngành riêng lẻ nhƣ lịch sử, xã hội, quan hệ thân tộc ở thôn
Mông Phụ. Kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hiểu biết về xã hội nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng.
Trong tập Hà Tây, làng nghề - làng văn, Sở Văn hoá thông tin, 1994 của một
nhóm tác giả có bài viết Đƣờng Lâm - Kẻ Mía đất văn vật ngàn năm của tác giả Kiều
Thu Hoạch đã giới thiệu khái quát về Đƣờng Lâm - một vùng đất có bề dày lịch sử
trƣờng tồn, nối tiếp truyền thống văn vật của “Đƣờng Lâm kẻ ấp” vào thời kỳ hiện
đại.
Tiếp đó là các cuộc hội thảo hợp tác triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá
trị di tích ở Đƣờng Lâm của trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) với Cục Di sản văn hoá và Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây. Kết quả có đƣợc một tập kỷ yếu
với chủ đề bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đƣờng Lâm do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2005. Các báo cáo tập trung chủ yếu vào
2 phần: Bảo tồn, tôn tạo danh nhân lịch sử, di tích, di vật tại Đƣờng Lâm; Hiện trạng
và kiến nghị bảo tồn, tôn tạo khu di tích Đƣờng Lâm.
Năm 2004 trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) phối hợp với trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành điều tra khảo
sát văn hoá phi vật thể làng cổ Đƣờng Lâm. Kết quả điều tra đã đƣợc tập hợp thành 5
tập tƣ liệu về văn hoá phi vật thể Đƣờng Lâm.
Kế thừa kinh nghiệm của các cuộc điều tra về nhà ở dân gian truyền thống,
Cục Di sản văn hoá và trƣờng Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã phối hợp với
Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ Xây dựng điều tra khảo sát nhà ở truyền thống và
các công trình công cộng trong làng cổ Đƣờng Lâm. Kết quả khảo sát đƣợc xây dựng
thành một bộ tƣ liệu với các số liệu, khảo sát, đo vẽ cụ thể kiến trúc sân vƣờn các
ngôi nhà ở truyền thống và các công trình công cộng hiện có trong làng. Ngoài ra còn
có đƣợc bộ hồ sơ bản vẽ kiến trúc và ảnh chụp của toàn bộ các ngôi nhà ở dân dụng
có giá trị.
Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết về làng Việt cổ Đƣờng Lâm:
Báo Văn nghệ trẻ, số 21(ra ngày 21/5/2006) Làng cổ từ góc nhìn văn hoá của tác giả
Đặng Bằng; Một làng quê cổ kính của tác giả Lê Quang Chắn; Làng văn- làng nghề
của tác giả Nguyễn Khải Hƣng; Báo Gia đình và xã hội số 80 ra ngày 20/5/2006 có
bài: Làng cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia của tác giả Việt Hà; Báo Sức
khoẻ và đời sống số 61 ra ngày 23/5/2006 có bài: Công bố di tích quốc gia làng cổ
Đường Lâm của tác giả Lan Phƣơng; Báo Lao động số 138 ra ngày 21/5/2006 có bài:
Đường Lâm trước bao việc phải làm của tác giả Lê Quang Vinh; Báo Quân đội nhân
dân ra ngày 21/5/2006 có bài: Cầm vàng đừng để vàng rơi của tác giả Quang Minh;
Tạp chí Di sản kiến trúc có bài: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng cổ Đường
Lâm của tác giả Đặng Văn Tu; Báo Lao động xã hội số 38 ra ngày 23/3/2006 có bài:
Bảo tồn Đường Lâm - chuyện không chỉ một sớm một chiều của tác giả Vũ Xuân
Khoa ... Tất cả các bài viết đều tập trung giới thiệu và khẳng định Đƣờng Lâm là nơi
hội tụ đủ các giá trị văn hoá của một làng cổ Việt Nam. Trên bất kỳ phƣơng diện nào
cũng có thể tìm thấy ở Đƣờng Lâm những giá trị tiêu biểu của một làng cổ. Từ đó các
nhà nghiên cứu đã đƣa ra những ý kiến nhằm bảo tồn và lƣu giữ và những giá trị quý
báu của ngôi làng cổ.
Nhƣ vậy, có thể nói cho đến nay làng cổ Đƣờng Lâm đƣợc nghiên cứu, giới
thiệu chủ yếu trên từng khía cạnh, nhƣng mối quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự
nhiên và đời sống văn hoá, tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu khu vực học để có đƣợc
những nhận thức tổng hợp chƣa một công trình nào đề cập tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thu thập tài liệu, phƣơng pháp điền dã, phỏng vấn, điều tra xã hội học và
nhân học đƣợc sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu.
Để tiến hành nghiên cứu, tiếp cận theo hƣớng khu vực học (area studies) đƣợc
chúng tui sử dụng làm phƣơng pháp chủ đạo. Đây là hƣớng nghiên cứu đang đƣợc
giới khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Hƣớng nghiên cứu này có thể hạn chế
đƣợc tính chủ quan, tƣ biện của các nghiên cứu khoa học để tìm ra các cứ liệu cụ thể,
xác thực.
Luận văn cũng đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành để
tiếp cận đối tƣợng bằng nhiều hƣớng khác nhau, từ đó có thể rút ra những kết luận
mang tính tổng hợp và đa chiều làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu và các
nhà quản lý khi tìm hiểu về làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Ngoài ra, tất cả các phƣơng pháp chuyên ngành của văn hoá, lịch sử, xã hội,
nhân học, địa lý… đều đƣợc áp dụng trong luận văn này ở mức độ thích hợp, cần
thiết.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bƣớc đầu có đƣợc một bức tranh tƣơng đối toàn diện về điều kiện tự
nhiên - môi trƣờng sinh thái và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm nhằm hệ
thống hoá tƣ liệu, cung cấp những nhận biết một cách tổng quát và cụ thể về lịch sử
làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những tƣ liệu thu thập đƣợc, chúng tui đã
chỉ ra những mối quan hệ qua lại của điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá sản
xuất, tổ chức xã hội, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá quy phạm và văn hoá tâm
linh tín ngƣỡng của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm
Từ việc tìm hiểu, phân tích ... chúng tui đã rút ra đƣợc những kết luận đặc
trƣng về mối quan hệ tƣơng tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cƣ
dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm.
Kết quả nghiên cứu này phần nào giúp cho các nhà chính sách có cơ sở để đƣa
ra những giải pháp nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng
cƣ dân nông nghiệp cổ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đƣờng Lâm
Chƣơng 2: Đời sống văn hoá sản xuất và tổ chức xã hội của cƣ dân làng Việt
cổ Đƣờng Lâm
Chƣơng 3: Đời sống văn hóa của cƣ dân làng Việt cổ Đƣờng Lâm
Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TSKH Vũ Minh Giang.
Nhân dịp hoàn thành, tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Giáo sƣ về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó.


/file/d/1GqLQuG ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status