Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí THPT - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trên thế giới, nhân loại bƣớc sang thế kỉ 21 với nhiều những thách thức
cần giải quyết, một trong số đó là sự b ng nổ tri thức. Dạy học truyền thống không
đáp ứng tốt cho việc giải quyết các thách thức đó, tổ chức UNESCÔ đã hoạch định
ra những chiến lƣợc quan trọng cho giáo dục trong thế kỉ 21; trong đó có sự thay
đổi trật tự ƣu tiên mục tiêu giáo dục từ kiến thức – kĩ năng – năng lực – thái độ sang
năng lực – kĩ năng – kiến thức; đặc biệt nhấn mạnh tới việc hình thành cho học sinh
năng lực giải quyết vấn đề.
1.2 Tại Việt Nam, việc tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tích cực chủ
động hội nhập quốc tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một
nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại đặt ra cho giáo dục, đào tạo nƣớc ta những
yêu cầu, nhiệm vụ thách thức mới. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức đang là áp lực của ngành giáo dục nói riêng
và của toàn Đảng, toàn dân nói chung. Điều này đòi hỏi phải có định hƣớng phát
triển, có tầm nhìn chiến lƣợc, ổn định lâu dài c ng những phƣơng pháp, hình thức,
tổ chức, quản lí giáo dục và đào tạo cho ph hợp.
Theo điều 2 luật Giáo Dục 2005 có viết: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ”. [12]
Theo điều 5 luật Giáo Dục năm 2005 : “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên”[12]
Nghị quyết hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toán diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ : “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hương hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc” .
Nhƣ vậy có thể nói giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển
mình mạnh mẽ từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
ngƣời học, phát triển năng lực của ngƣời học, trong đó năng lực giải quyết vấn đề là
năng lực cần thiết cần phát triển ở học sinh, chuẩn bị hành trang cho ngƣời học đối
diện, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
1.3 Trong nhà trƣờng phổ thông, môn Vật lý gắn liền với thực tế đời sống và
sản xuất; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mực tiêu giáo dục. Dạy học vật
lí cần làm cho học sinh có ý thức và biết cách vận dụng các kiến thức khoa học vào
thực tế cuộc sống, từ đó hình thành kỹ năng hoạt động thực tiễn tìm tòi và phát hiện
các tinh huống có thể vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế đời sống nhẳm nâng
cao chất lƣợng cuộc sống. Do vậy trong dạy học vật lí chúng ta cần quan tâm tới
việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Trong chƣơng trình vật lí trung học phổ thông, kiến thức chƣơng “Cảm ứng
điện từ” khá trừu tƣợng đối với học sinh, gây khó khăn cho học sinh trong hoạt
động nhận thức. Tuy nhiên, nội dung kiến thức của chƣơng có nhiều vấn đề gắn
liền với thực tiễn cuộc sống nên dễ tạo đƣợc hứng thú học tập với học sinh, lôi cuốn
học sinh vào giải quyết các vấn đề kiến thức đặt ra.
Từ những lý do nói trên, chúng tui đã chọn đề tài có nội dung “ Phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương “Cảm ứng
điện từ” Vật lí 11 THPT.” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất đƣợc tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hƣớng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chƣơng “ Cảm ứng điện từ” Vật
lí 11 THPT
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học một số kiến thức thuộc chƣơng “ Cảm ứng điện từ”
Vật lí 11 THPT theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo
phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề trong quá trình giảng dạy chƣơng “ Cảm
ứng điện từ” Vật lí 11 THPT thì sẽ tích cực hóa đƣợc hoạt động nhận thức của học
sinh, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học Vật lí ở trƣờng THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quan điểm về dạy học hiện đại.
- Nghiên cứu mục tiêu dạy học mới.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh trong dạy học Vật lí theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình các chƣơng “Cảm ứng điện từ” trong
chƣơng trình Vật lí 11 THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học chƣơng “ Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT
theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT để đánh giá tính hiệu quả của đề tài.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các văn kiện củ Đảng, chính sách của nhà nƣớc c ng với các
chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện
nay ở trƣờng phổ thông.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ
môn theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh theo hƣớng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa Vật lí 11 THPT các chƣơng “Từ
trƣờng” và “Cảm ứng điện từ”.
- Nghiên cứu các luận văn về đề tài có liên quan.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Dự giờ, quan sát, điều tra thực trạng dạy học kiến thức chƣơng “Cảm ứng
điện từ”, Vật lí 11 ở một số trƣờng THPT.
- Điều tra b ng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với học sinh khối 11, giáo viên
dạy Vật lí về tình hình dạy và học môn Vật lí ở trƣờng THPT.
- Điều tra học sinh các trƣờng THPT ở nhóm Đối chứng và nhóm Thực
nghiệm để tìm hiểu sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
6.3 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT có đối chứng để kiểm tra
tính khả thi của đề tài.
6.4 Phƣơng pháp thống kê toán học.
Sử dung phƣơng pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sƣ
phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai
nhóm : nhóm Thực nghiệm và nhóm Đối chứng.
7. Những đóng góp mới của đề tài
 Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học
theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
 Đề xuất các tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ
 Đề xuất đƣợc quy trình soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức chƣơng
“ Cảm ứng điện từ” theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
 Các giáo án xây dựng theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh THPT qua một số kiến thức chƣơng “ Cảm ứng điện từ” có thể
d ng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí THPT.


qTe90dnWqCJ087I
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status