Lũ lụt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - nguyên nhân và biện pháp phòng chống - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Mê Kông, với
13 tỉnh và thành phố bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và
Thành phố Cần Thơ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên
là 40.548,3 km2; tổng dân số trong vùng là 17.330.900 người, chiếm 12% diện tích và
21% dân số cả nước[11], hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo và 60% sản lượng
thủy sản để xuất khẩu. ĐBSCL không chỉ được đánh giá là một vùng đất trù phú, màu
mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam được thiên nhiên ưu ái
dành cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mà còn được xem như là một vùng
kinh tế có vị trí và vai trò chiến lược trong nền kinh tế nước ta nhất là trong sản xuất
nông nghiệp, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho
quốc gia, mà còn cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, vùng ĐBSCL cũng là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt có tính chu
kỳ hàng năm theo kiểu 6 tháng mùa khô, 6 tháng mùa mưa. Chính lũ lụt là điều kiện
ưu đãi của thiên nhiên giúp cho ĐBSCL thêm màu mỡ, trù phú thông qua tác dụng
tháo chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa, tạo lợi thế riêng có về khai thác và nuôi trồng
thủy sản…Đồng thời cũng chính lũ lụt là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại về
người và của, tàn phá cơ sở hạ tầng kĩ thuật…
Bên cạnh đó, do đặc thù về tự nhiên, ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt vừa
có tác dụng đưa nước vào đồng, phục vụ sinh hoạt và lưu thông lại vừa có tác dụng
thoát lũ nên không giống như vùng đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là đắp đê chống lũ
triệt để, vùng ĐBSCL phải chọn giải pháp là sống chung với lũ. Sống chung với lũ là
một hiện tượng tự nhiên, xã hội đã và đang được cư dân vùng ĐBSCL tiếp nhận trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này.
Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996 về định hướng dài hạn
và kế hoạch 5 năm 1996-2000[7] đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và xây
dựng nông thôn ĐBSCL đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
vùng ĐBSCL, cho quá trình chủ động sống chung với lũ. Song quá trình này cũng đặt
ra nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu như: xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ
nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong mùa lũ nhưng cũng làm
thay đổi phong tục, tập quán, cách sống của nhân dân; xây dựng đê bao chống lũ kết
hợp với phát triển đường giao thông nông thôn nhưng cũng ngăn không cho nước tràn
đồng, có thể làm tăng mực nước lũ trên các dòng chính...
Vì vậy, đề tài luận văn “Lũ lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân
và biện pháp phòng chống” giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về lũ lụt ở vùng
ĐBSCL, các biện pháp phòng chống đang được thực hiện và đề xuất một số biện pháp
phòng chống.
II - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Do địa thế nằm ở vùng cuối hạ lưu, toàn bộ dòng chảy lũ từ thượng nguồn tràn về
vùng ĐBSCL qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn bờ chảy trên đất liền
vượt biên giới giữa Cam-pu-chia và Việt Nam làm ngập nhiều vùng đất trũng, chủ yếu
là vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) – Hà Tiên, vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và
vùng trũng giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7, gia tăng
dần từ tháng 8 - 9, cao điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 11 - 12. Bình quân
vào mùa mưa, lưu lượng lũ cao nhất là 139.000 m3/s, gây ngập lụt từ 1,2 - 1,9 triệu ha.
Hơn hai thập kỷ gần đây, diễn biến thời tiết và thiên tai đang có xu hướng thay đổi
bất thường ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam. Cư dân vùng ĐBSCL hiện nay
vừa chịu tác động của lũ thượng nguồn vào mùa mưa, vừa chịu tác động của sự xâm
nhập mặn vào mùa khô và các tác động do diễn biến thời tiết cực đoan khác như nhiệt
độ gia tăng, phân bố mưa bất thường, khô hạn kéo dài,…
III - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta. Với tiềm năng to lớn về nông nghiệp, trong những năm qua, so với cả
nước, vùng ĐBSCL luôn đóng góp khoảng 60% sản lượng thủy sản và cây ăn quả
(chiếm khoảng 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng), là chìa khóa trong chiến
lược an ninh lượng thực quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng ngập lụt trên một diện tích lớn
hàng năm lại là một cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững trong toàn vùng.
Đề tài: “Lũ lụt ở vùng ĐBSCL, nguyên nhân và biện pháp phòng chống” phân
tích tìm hiểu những nguyên nhân gây ra lũ lụt, những mặt tích cực và tiêu cực do tác
động của lũ đối với đời sống con người trong vùng lũ, chủ yếu các vấn đề: nước sạch,
giao thông, sản xuất NN…để từ đó có thể đề xuất các biện pháp giảm nhẹ thiên tai,
sống hòa bình với lũ.
IV - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này là nguyên nhân và các giải pháp phòng
chống lũ lụt ở vùng ĐBSCL
V - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu: vùng ĐBSCL


krni8Q4I3o4tk77

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status