Đánh giá của sinh viên về hiệu quả môn giáo dục thể chất trong các trường đại học (Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu
cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Con người hiện đại xã hội cần không chỉ là người có
tri thức, có trình độ khoa học, tay nghề cao, mà còn phải có sức khỏe, thể lực tốt.
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung và giáo dục thể chất
cho học sinh, sinh viên nói riêng là vấn đề cấp bách đang được đặt ra trong giai
đoạn hiện nay.
Sự phát triển hài hòa, toàn diện giữa thể chất và tinh thần là tư tưởng đã xuất
hiện trong kho tàng trí tuệ tiên tiến từ nhiều thế kỷ trước đây. Bác Hồ sinh thành
cũng rất chú trọng đến việc rèn luyện thân thể. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục Bác có viết “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước
yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ”. Bác nhấn mạnh
muốn có sức khỏe tốt “cần rèn luyện thể dục” và đó cũng là “bổn phận của mỗi
người dân yêu nước”. Chính vì vậy, giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo
dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, là một môn học trong chương trình đào tạo
ở bậc Đại học với mục đích góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa toàn diện cho
sinh viên không chỉ về trí tuệ mà cả về sức khỏe, ý chí…
Trong hệ thống giáo dục, thì môn giáo dục thể chất đưa vào giảng dạy là
môn học chính khóa. Ở cấp bậc đại học, sinh viên muốn tốt nghiệp ra trường ngoài
kiến thức chuyên môn, sinh viên còn phải hoàn thành chứng chỉ về giáo dục thể
chất. Chính vì vậy, giáo dục thể chất là yếu tố cần và đủ để một sinh viên tốt nghiệp
đại học.
Ở tuổi sinh viên, đây là giai đoạn phát triển con người một cách toàn diện
nhất. Là giai đoạn hoàn chỉnh về tâm lý, họ có những khả năng tiếp thu kiến thức và
sáng tạo ra những cái mới. Họ luôn muốn thể hiện và chứng tỏ bản thân mình là
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngoài việc trau dồi kiến thức nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, họ còn có
mong muốn có được thân hình đẹp, có tầm vóc và thể lực tốt. Chính vì vậy ngoài
việc học môn Giáo dục thể chất trên lớp các bạn cũng tìm đến các câu lạc bộ thể
thao để luyện tập thêm như: aerobic, thể hình, bóng đá, tennis, bóng chuyền, cầu
lông… hay họ cũng có thể tự tập ở nhà theo hướng dẫn trên internet, xây dựng
những bài tập để phù hợp với bản thân hơn.
Để giáo dục con người toàn diện mỗi sinh viên trước hết phải có sức khoẻ.
Sức khoẻ là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật, sau khi ra trường góp phần phục vụ
cho công cuộc xây dựng đất nước, cơ sở của sức khoẻ là việc phát triển các tố chất
thể lực. Nhiệm vụ của Giáo dục thể chất trong các nhà trường, một mặt trang bị cho
học sinh, sinh viên những kỹ năng kỹ xảo vận động, song mặt quan trọng hơn là
phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết.
Về thực trạng công tác giáo dục thể chất hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã nhận định, chất lượng giáo dục thể chất còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu, thiếu
sinh động, có nội dung lặp đi lặp lại kéo dài cả năm học. Nhận thức về vị trí, vai trò
của giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế trong các cấp học, bậc học và cơ sở trường.
Tuy nhiên, nếu biết được thực trạng nhu cầu của mỗi cá nhân người học hay
người dạy, khi đó sẽ làm người học được học môn mình yêu thích, sẽ đam mê, tự
giác tích cực trong học tập và rèn luyện, giờ học sẽ không căng thẳng, sinh viên đén
lớp với thái độ học mà chơi, chơi mà học. Ngược lại, giảng viên được dạy những
sinh viên ham mê yêu thích môn học khi đó giảng viên sẽ tự mình rèn luyện nâng
cao năng lực chuyên môn, giảng viên giảng dạy đúng chuyên ngành sẽ nhiệt tình
giúp đỡ người học. Khi đó, chất lượng Giáo dục thể chất sẽ có hiệu quả thực sự
đúng với vị trí, vai trò, tác dụng của nó trong việc nâng cao thể lực, trang bị kiến
thức, vui chơi giải trí hiện nay.
Trong bất cứ trường đại học nào, để đánh giá môn học có đem lại hiệu quả
không, nhà quản lý nên lấy ý kiến sinh viên để đưa ra những nhận xét nhằm đem lại
hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy. Hình thức sinh viên đánh giá có ý nghĩa

quan trọng vì sinh viên vừa là trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của quá
trình đào tạo, vừa là người hưởng thụ chính. Do đó, đánh giá hiệu quả theo quan
điểm của sinh viên chính là một trong những thước đo chất lượng đào tạo.
Giáo dục thể chất là môn học quan trọng trong trường đại học, là nền tảng
của sức khỏe và một tinh thần minh mẫn để sinh viên có thể tập trung vào công tác
nghiên cứu và học tập.
Giáo dục thể chất là một môn học không thể thiếu được trong việc sinh viên
phát triển toàn diện, ở các nước với nên giáo dục tiến bộ, giáo dục thể chất chưa bào
giờ tách biệt với các môn học khác, thậm chí còn là môn học chủ chốt để tuyển
chọn đầu vào của trường.
Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Đánh giá của sinh viên về hiệu
quả môn Giáo Dục Thể Chất trong các trường đại học (tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh)” làm đề tài nghiên cứu.
Hiện nay có rất ít nghiên cứu khoa học tiếp cận vấn đề này, tác giả hy vọng
đề tài sẽ góp phần giúp người dạy và người học có cái nhìn tổng quát và tích cực
hơn về bộ môn Giáo dục thể chất, từ đó có những phương pháp dạy, phương pháp
học có hiệu quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cách đánh giá của sinh viên về
hiệu quả môn giáo dục thể chất để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả môn
giáo dục thể chất trong trường đại học.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá của sinh viên
không chuyên về hiệu quả của môn học giáo dục thể chất trong trường đại học ở các
khía cạnh về: nội dung chương trình học; phương pháp giảng dạy của giảng viên;
kiểm tra đánh giá kết quả học tập; điều kiện cơ sở vật chất.

oWOA4E64pM03Jh0

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status