Tiểu luận ĐẤT ĐỎ VÀNG - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


ĐẤT ĐỎ VÀNG
Như Docuxaep đã từng nói : “Đất là một vật thể tự nhiên, độc lập, có lịch sử riêng được hình thành tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, đại hình và thời gian.”
Từ định nghĩa trên ta thấy đất có nguồn gốc phát sinh phát triển , không phải là một vật thể mà luôn phát triển và biến đổi không ngừng.
Chính sự phát triển và biến đổi không ngừng đó đã xuất hiện hình thành các loại đất khác nhau và phân bố khắp nơi trên bề mặt trái đất. Cũng như đối với quá trình hình thành đất diễn ra khá mạnh mẽ đã tạo nên những loại đất có đặc điểm tính chất khác nhau. Một số loại đất chính như: feralit, phù sa, xám…
Diện tích đất đỏ khoảng 3.014.594 ha
Tập trung nhiều ở Tây Nguyên, đông nam bộ (1.018.786ha, chiếm 43% tổng diện tích đông nam bộ) và một số tỉnh vùng núi nước ta.

I. Khái quát về đất đỏ vàng

Đất đỏ vàng (đất Feralit), là nhóm đất có màu đỏ hay lẫn đỏ do sự tích tụ của các oxit Fe, Al; nhóm đất này thường xuất hiện dưới những tán rừng mưa nhiệt đới.Tầng tích luỹ chất hữu cơ (tầng A) thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các ôxit của Fe và Al trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này.
Hay còn có một cách định nghĩa khác :“loại đất phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, phổ biến màu đỏ vàng, tích luỹ sắt (Fe), nhôm (Al), do đó nó còn được gọi là đất feralit”.
Đất đỏ vàng là một trong 30 nhóm đất theo hệ thống phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols(trong phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ, người ta lấy tên nhóm đất này là oxisols).
Chiếm 6% diện tích đất bề mặt lục địa của Trái Đất, được tìm thấy nhiều nhất ở Brazil, lưu vực sông Congo, Guinea và Madagasca.

II. Đặc điểm đất đỏ vàng
Đấtđược hình thành trên các sản phẩm phong phú của các loại đất mẹ và mẫu chất khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Kết quả nghiên cứu đất đỏ vàng nhiều năm qua cho thấy đặc điểm chung của nhóm đất này là:
- Tính chua: pH<5,0
- Độ no bazơ (CEC) thấp: CEC<50%
o Khả năng giữ nước và hấp phụ chất dinh dưỡng không cao.
- Hạt kết tương đối bền.
- Chứa rất ít khoáng sơ sinh(trừ thạch anh và các khoáng rất bền khác)
- Nhiều hydroxyt sắt, nhôm, titan và mangan, tỉ số SiO2 /R2O3 và SiO2/Al2O3 thấp trong phần sét của đất, tỉ số này thường nhỏ hơn 2. Đất thường chứa nhôm tự do. Các oxyt nhôm, sắt được tích lũy tương đối và tuyệt đối.
- Phổ biến là khoáng sét thứ sinh kaolinit, một số hydroxyt sắt, nhôm và titan
- Các đoàn lạp (Các hạt cơ bản trong đất có thể kết dính với nhau qua các quá trình lí học, hoá học, lí - hoá, sinh học, vv. Đoàn lạp đơn giản tạo thành từ các hạt đất cơ bản. Nếu tạo thành từ các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,25 mm thì gọi là vi đoàn lạp. Theo hình thái các đoàn lạp có các dạng: có góc cạnh, dạng phiến, dạng tròn, dạng không cân đối. Theo kích thước có phân biệt: tảng khối (đường kính lớn hơn 10 mm); cục (đường kính từ 0,25 mm đến 10 mm); bụi (hay vi đoàn lạp: nhỏ hơn 0,25 mm))có tính bền tương đối cao
- Thành phần hữu cơ gồm nhiều nhất là axit fulvic (H :5-6% ; C: 47-48% ; O2 : 43-49% ; N: 1,5-3%)
- Các cation kiềm, kiềm thổ trao đổi và các chất dễ tan bị rửa trôi
- Hàm lượng phân tử limon trong đất thấp so với các cấp hạt khác
- Có tầng tích tụ B feralit.



4743ANxk2vf4933
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status