Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày - pdf 27

Link tải miễn phí Luận văn:Xây dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với thời gian dự báo trước 3 ngày : Đề tài NCKH. KC.08.05/06-10
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày:2010
Miêu tả:399 tr.
Khuynh hướng quỹ đạo chuyển động chung của các cơn bão thu thập được từ 3 mô hình cho thấy là phù hợp với thực tế, trong đó mô hình HRM và ETA là phù hợp hơn cả. Hầu hết các cơn bão có nguồn gốc phát sinh và di chuyển trên khu vực biển Tây Bắc Thái Bình Dương thì kết quả từ sản phẩm của các mô hình đưa ra là tương đối phù hợp với thực tế. Tuy nhiên khi di chuyển vào Biển Đông và đặc biệt là đối với các cơn bão phát sinh và phát triển trên Biển Đông thì kết quả quỹ đạo chuyển động của các cơn bão lại có sự phân tán và có sự phân tán và có sự sai khác. Vào thời gian đầu mùa bão, khi các cơn bão có quỹ đạo di chuyển lệch Bắc, các mô hình đưa ra kết quả tương đối khả quan về quỹ đạo chuyển động của các cơn bão. Tuy nhiên vào nửa cuối mùa bão khi các cơn bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và lệch về phía Nam thì hầu hết các mô hình đều đưa ra kết quả không phù hợp. Một cách khách quan nhận thấy quỹ đạo chuyển động mà kết quả từ các mô hình đưa ra đều có khuynh hướng lệch về phía Bắc so với quỹ đạo chuyển động của các cơn bão. Với các cơn bão di chuyển với quỹ đạo có dạng chuyển động ổn định, quỹ đạo chuyển động dạng parabol, cả 3 mô hình đều cho kết quả khả quan. Trong trường hợp bão di chuyển có dạng chuyển động phức tạp thay đổi hướng nhiều lần thì các mô hình đưa ra kết quả không phù hợp với thực tế, nhất là thời điểm bão đổi hướng di chuyển. Trong năm 2009 đã xảy ra trường hợp tương tác bão đôi giữa bão Parma(0917) và bão Melo(0918), các mô hình đều mô tả khá tốt quỹ đạo chuyển động của bão Parma trong khoảng thời gian tương tác giữa 2 cơn bão này, đặc biệt tốt đối với mô hình HRM. Tuy nhiên thời điểm đầu và cuối của quá trình tương tác thì kết quả có sự sai lệch. Với các cơn bão khi di chuyển gần vào bờ biển Việt Nam và có sự đổi hướng, nhất là khi đổi hướng về phía nam (bão Ketsana-0916) thì không có bất cứ mô hình nào đưa ra được kết quả của sự đổi hướng này. Các mô hình đều có chung khuynh hướng với hạn dự báo càng xa thì kết quả dự báo đưa ra càng không chính xác. Mức độ phù hợp giảm dần từ mô hình HRM, ETA đến WBAR. Nhìn chung, kết quả đưa ra từ sản phẩm của các mô hình đã giúp ích cho dự báo viên trong nghiệp vụ dự báo bão, nhất là giúp cho dự báo viên định hướng được khả năng quỹ đạo chuyển động của bão trong thời gian tới. Tuy nhiên cần cải tiến thêm nữa để mô hình có thể mô tả gần hơn nữa chuyển động thực của một cơn bão nhất là khi bão đổi hướng, đặc biệt khi đổi hướng di chuyển xuốn phía Nam. Đã áp dụng mô hình tính toán trường sóng cho 05 cơn bão điển hình năm 2009 với trường gió đầu vào lấy từ mô hình HRM và ETA. Qua tính toán cho thấy, không có sự khác biệt lớn về độ cao song giữa hai nguồn đầu vào khí tượng này. Kết quả dự báo có thể sử dụng để tham khảo khi làm dự báo

Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Bảo hiểm:Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền:Access limited to members
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status