Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động đường bờ biển khu vực cửa Ba Lạt và phụ cận - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Thu thập phân tích các tài liệu địa chất, địa mạo và điều kiện tự nhiên có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của địa hình bờ biển. Phân tích diễn biến của các bãi bồi ven bờ, thay đổi đường bờ của khu vực nghiên cứu trong các giai đoạn 1952 - 2000 và nghiên cứu xu thế biến đổi của chúng trên cơ sở ứng dụng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Đồng thời xây dựng bản đồ thông báo tai biến xói lở bờ biển trên cơ sở địa mạo
Data KHCN Thư mục kỉ niệm 100 năm Đại Học Quốc GiaHN
Phân tích làm rõ vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bờ biển khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận, đặc biệt là vai trò của sóng, dòng dọc bờ và tình trạng thiếu hụt bồi tích đối với hiện tượng xói lở bờ biển Hải Hậu
Xác định chính xác không gian phân bố và tính toán được tốc độ bồi tụ, xói lở ở khu vực Ba Lạt và lân cận theo các thời kỳ từ 1952-1965, từ 1965-1989, từ 1989-2000
Đào tạo 01 cử nhân và 01 thạc sỹ
ĐHKHTN Khoa Địa lý
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Đề tài: úng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động
đường bờ biển khu vực cửa Ba Lạt và lân cận.
M ã số: QT.02.18
b. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Hiệu
c. Các cán bộ tham gia: PGS.TS. Vũ VănPhái
CN. Nguyễn Thị Thanh Hải
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Khu vực cửa sông Ba Lạt và lãn cận có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh
tế của hai tỉnh Nam Định, Thái Bình. Các huyện ven biển Tiền Hải, Giao Thuỷ, Hải
Hậu có mật độ dân cư cao, sống chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên ở đới bờ. Cũng
như các vùng cửa sông khác trên thế giới, bờ biển ở đây được bồi đắp và mở rộng
về phía biển với tốc độ hàng trăm hecta mỗi năm. Tuy nhiên trong từng không
gian, thời gian cụ thể vẫn xảy ra quá trình xói lở bờ biển, làm mất đi các vùng đất
canh tác màu mỡ, phá huỷ các công trình dân sinh cũng như các di tích văn hoá có
giá trị, đe doạ các hệ sinh thái ven biển ... và hiện vẫn đang có xu hướng tiếp tục đe
doạ các vùng đất khác.
Mục tiêu của đề tài là xác định sự biến động và xu thế phát triển đường bờ khu
vực cửa sông Ba Lạt và phụ cận trong giai đoạn gần đây.
Nội dung và nhiệm vụ của đề tài:
Thu thập và phân tích các tài liệu địa chất, địa mạo và điều kiện tự nhiên có
liên quan đến khu vực nghiên cứu
Phân tích tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới sự biến động của điạ hình bờ
biển trong khu vực nghiên cứu
Phân tích diễn biến của các bãi bồi ven bờ, tính toán tốc độ thay đổi đường bờ
của khu vực nghiên cứu trong các giai đoạn 1952 - 1965, 1965 - 1989, 1989 -
2000 và 1952 -2000 và nghiên cứu xu thế biến đổi của chúng trên cơ sở ứng
dụng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý.
Xây dựng bản đồ thông báo tai biến xói lở bờ biển trên cơ sở địa mạo
e. Các kết quả đạt được:
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu về bản đồ địa hình, ảnh viễn thám chúng tui đã xác
định được chính xác không gian phân bố và tính toán được tốc độ bồi tụ, xói lở ở
khu vực cửa Ba Lạt và lân cận theo các thời kỳ: từ 1952 đến 1965, từ 1965 đến
1989 và từ 1989 đến 2000.
- Phân tích và làm rõ vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bờ biển
khu vực cửa sông Ba Lạt và lân cận, đặc biệt là vai trò của sóng, dòng dọc bờ và
tình trạng thiếu hụt bồi tích đối với hiện tượng xói lở bờ biển Hải Hậu.
- Kết quả nghiên cứu hiện trạng và xu thế biến động địa hình bờ biển cho thấy
đoạn bờ từ cửa Lân đến Giao Phong tiếp tục được bồi tụ và mở rộng về phía
biển. Sự mở rộng ra biển ở khu vực cửa Ba Lạt có thể sẽ làm giảm bớt tốc độ xói
lở bờ của các xã Bạch Long, Giao Lâm. Đoạn bờ từ Giao Phong đến Hải Triều,
đặc biệt là từ cửa Hà Lạn đến Hải Triều sẽ còn tiếp tục bị xói lở trong thời gian
tới nếu không có các biện pháp công trình can thiệp kịp thời.
- Đề tài còn góp phần đào tạo’01 cử nhân và 01 thạc sỹ.

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hQAP66JfkshYfUDt

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status