Nghiên cứu tổng hợp, cấu tạo và tính chất của azacrown ether có dị vòng chứa nitơ - pdf 27

Link tải miễn phí Luận văn:Nghiên cứu tổng hợp, cấu tạo và tính chất của azacrown ether có dị vòng chứa nitơ: Đề tài NCKH. QG.11.09
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày:2013
Miêu tả:103 tr.
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp azacrown ether trên cơ sở các phản ứng ngưng tụ đa tác nhân: Tổng hợp 1,2-bis[2-(2-formylphenoxy)-ethane (dirayl-aldehyde) làm tiền chất cho các phản ứng tạo azacrown ethen. Đề xuất phương án tiết kiệm năng lượng và than thiện với môi trường. Nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thực hiện phản ứng đa tác nhân với các dẫn xuất amin, diarylaldehyde, thioure … để tổng hợp các hệ dị vòng mới – azacrown ether có chứa. Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm về cấu tạo hóa học của các dị vòng azacrown ether thu được bằng các phương pháp hóa lý hiện đại (NMR, MS, X-ray…): Xác định cấu trúc của các sản phẩm thu được bằng các phương pháp hóa lý hiện đại; Xây dựng cơ sở dữ liệu phổ đặc trưng cho cấu tạo hóa học của các dị vòng azacrown ether; Thực hiện tổng hợp tinh thể đơn phân tử (monocrystal) của một số dẫn xuất thu được nhằm xác định và tổng quát hóa các đặc điểm về cấu tạo của hệ dị vòng azacrown ether. Nghiên cứu tính chất hóa học của các azacrown ether thu được, khảo sát sự ảnh hưởng tương hộ giữa nhóm crown ether và dị vòng sáu cạnh. Thử hoạt tính sinh học: Thực hiện các phản ứng chuyển hóa theo các nhóm chức của hệ dị vòng; Thử nghiệm hoạt tính sinh học của các dẫn xuất thu được. Kết quả nghiên cứu: Tổng hợp được sáu (06) dẫn xuất azacrown ether có chứa dị vòng perhydrotriazine với công thức cấu tạo II a-c trên sơ đồ 2, II d theo sơ đồ 3 và III a,b theo sơ đồ 4. Tổng hợp dị vòng azacrown ether chứa dị vòng perhydrodiazine IV theo sơ đồ 5. Tổng hợp 05 hệ dị vòng azacrown ether chứa nhân piperidine V a-e theo sơ đồ 6. Trên cơ sở phương pháp tương tự, tổng hợp hệ dị vòng dibenzo-(bispiridino) azacrown ether (Vf). Nghiên cứu tính chất của các hợp chất azacrown tổng hợp được và thu được các sản phẩm mới là diễn xuất oxim (VI a, b), semicarbazon (VII) và thiosemicarbazon (VIII) của chúng. Trong phản ứng cuối, thu được sản phẩm spiro (IX). Thử nghiệm phản ứng của các azacrown ether với dimethyl acetylendicarboxylate (DMAD) thu đướcản phẩm N-akyl hóa (Xa). Tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh học của các sản phẩm này và xác định được: Các azacrown ether (IIe; IIIa) có hoạt tính kháng khuẩn thể hiện ở vi khuẩn Gram (-); Các azacrown ether (IIb, IIe, IIIa) có hoạt tính gây độc tế bào thẻ hiện trên dòng RD (ung thư cơ vân tim) và không thể hiện trên dòng Hep-G2 (ung thư gan) và LU (ung thư phổi), còn các azacrown ether khác thể hiện yếu. Có thể kết luận các azacrown ether được tỏng hợp từ các dẫn xuất của thioure và guanidine thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt hơn – đối với các tế bào ung thư cơ vân tim.

Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Bảo hiểm:Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền:Access limited to members
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status