Nghiên cứu đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR) liên quan đến ung thư đại trực tràng không polyp di truyền ở người Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tổng quan tài liệu và thu thập mẫu nghiên cứu: Tra cứu thông tin, thu thập các bài báo khoa học liên quan đến đề tài, viết phần tổng quan của tài liệu; Thu thập 50 mẫu máu, 50 mẫu mô bệnh phẩm từ các bệnh nhân được chuẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng đến khám, điều trị tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 10 mẫu đối chứng (người khỏe mạnh, tuổi trên 60). Nhân bản một số trình tự mã hóa của gen bằng PCR: Tách chiết ADN tổng số từ các mẫu máu và mô bệnh phẩm đã thu thập được; Thiết kế các cặp mồi đặc hiệu cho việc nhân bản một số phân đoạn gen MSH2; Tối ưu hóa và thực hiện phản ứng nhân bản một số exon thuộc gen MSH2 bằng PCR với những cặp mồi đặc hiệu. Phát hiện các đột biến ở gen nghiên cứu bằng các kỹ thuật sinh học phân tử: Phân tích PCR-SSCP; phân tích PCR-RFLP; Giải trình tự một số phân đoạn gen MSH2. Phân tích số liệu, viết báo cáo nghiệm thu. Kết quả khoa học: Đã thu thập được 50 mẫu bệnh phẩm (máu và mô bệnh phẩm) từ các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày đến khám, điều trị tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 10 mẫu đối chứng. Đã tách chiết thành công ADN tổng số từ các mẫu máu và mô bệnh phẩm thu thập được. Đã nhân bản được 09 exon gen MSH2 bằng kỹ thuật PDR (exon 2,3,6,7,8,12,13,14 và 15) bằng các cặp mồi đặc hiệu. Bằng kỹ thuật PCR-RFLP chúng tui đã phát hiện được 1 đột biến ở exon 13 (mẫu T1) làm thay đổi vị trí cắt của enzyme Hae III. Sử dụng kỹ thuật PCR-SSCP trong phân tích đột biến trên các exon lựa chọn, chúng tui đã phát hiện được 7 mô hình điện di sai khác ở 7 bệnh nhân. Trong đó , 1 mô hình thuộc exon 2, 1 mô hình thuộc exon 3, 3 mô hình thuộc exon và 2 mô hình thuộc exon 15. Đã phát hiện 4 đột biến gồm: 1 đột biến dịch khung (delA73331) trên gen MSH2 của mẫu mô T1, một đột biến mất nucleotide A tại vị trí 5193 (vùng intronnằm trước exon 2 gen MSH2); một đột biến thay thế nucleotide tại vị trí condon 199 nucleotide G bị thay thé bởi T (c.199 G>T) ở exon 3 dẫn tới thay đổi axit amin prolin (CCG)thành axt amin glutamin (CAG) trong chuỗi Polypeptide do gen MSH2 tạo ra và một đột biến thay thế C>A tại vị trí 77942 (tương ứng codon 848 trên exon 15) thuộc gen MSH2. Kết quả ứng dụng: 1 quy trình phân tích nhằm phát hiện đột biến gen sủa chữa bắt cặp sai có khả năng ứng dụng trong sàng lọc và chuẩn đoán ung thư đại trực tràng mang khuynh hướng duy truyền ở người Việt Nam.
I. T ên đề tài:
Nghiên cửu độí biến gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR) liên quan ãến ung thư
đại trực tràng không polyp di truyền ở người Việt Nam
Mã số: Q G .l 1.15
II. Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân
I I I . C á c cá E b ộ th a m gia:
ThS. Trần Thị Thùy Anh (Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN)
ThS.BS. Lê Văn Quảng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)
CN. Hoàng Hải Yến (Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN)
BS. Hà Hoài Nam (Bệnh viện K)
IV. M ục tiêu và n ội d u n g nghiên cứu
1. Mục tiêu: Xây dựng được quy trình phân tích nhằm phát hiện đột biến gen
sửa chữa bắt cặp sai hỗ trợ chấn đoán và sàng lọc ung Ihư đại trực tràng không polyp
di truyền và đánh giá các đột biến ở gen sửa chữa bắt cặp sai (MSH2) liên quan đến
ung thư đại trực tràng không polyp di truyền ở người Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tỏng quan tài liệu và thu thập mẫu nghiên cứu
- Hoạt động 1 : Tra cứu thông tin, thu thập các bài báo khoa học liên quan đến
đề tài, viết phần tổng quan tài liệu.
- Hoạt động 2: Thu thập 50 mẫu máu, 50 mẫu mô bệnh phẩm từ các bệnh nhân
được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng đến khám, điều trị tại Bệnh viện K, Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội và 10 mẫu đối chứng (người khỏe mạnh, tuổi trên 60).
Nội dung 2: Nhân bản một số trình tự mã hóa của gen bằng PCR
- Hoạt động 1: Tách chiết ADN tổng số từ các mẫu máu và mô bệnh phẩm đã
thu thập được
- Hoạt động 2: Thiết kế các cặp mồi đặc hiệu cho việc nhân bản một số phân
đoạn gen MSH2
- Hoạt động 3: Tối ưu hóa và thực hiện phản ứng nhân bản một số exon thuộc
gen MSH2 bằng PCR với những cặp mồi đặc hiệu.
Nội dung 3: Phát hiện các đột biến ở gen nghiên cứu bằng các kỹ thuật sinh học phân tử
- Hoạt động 1: Phân tích PCR-SSCP
- Hoạt động 2: Phân tích PCR-RFLP
- Hoạt động 3: Giải trình tự một số phân đoạn gen MSỈỈ2
Nội clung 4: Phân tích so liệu, viết báo cáo nghiêm thu. V. Các kết quả đạt đuọc
]. Kết quả khoa học
- Đ ã th u th ập đ ư ợ c 50 m ẫu bệnh p h ẩm (m áu và m ô b ệ n h p h ẩm ) từ các bệnh
nhân được chấn đoán mắc ung thư đại trực tràng, dạ dày đến khám, điều trị tại Bệnh
\ iện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 10 mẫu đối chứng.
- Đ ã tách ch iết th àn h công A D N tổ n g số từ các m ẫu m á u và m ô b ện h p h ẩm thu
thập đ ư ợ c
- Đã nhân bản thành công 9 phân đoạn gen MSH2 (exon 2, 3, 6, 7, 8, 12, 13, 14
và 15) băng các cặp mồi đặc hiệu.
- Đã phát hiện được 8 mô hình phân tách băng ADN sai khác ở các mẫu mô ung
thư cửa người bệnh so với người bình thường. Cụ thể là 1 mô hình của người bệnh số
35 (exon 2), 1 mô hình người bệnh sổ 14 (exon 3), 1 mô hình người bệnh số 30 (exon
7), 3 mô hình của người bệnh số 31, 34 và 36 (exon 8) và 2 mô hình của người bệnh số
4 (exon ] 5).
- Phân tích so sánh trình tự ADN của một số mẫu máu và mô ung thư cho thấy
chủng tui đã phát hiện được 4 đột biến bao gồm: một đột biến mất nucleotide A tại vị
trí 73331 trên exon 3 của mô bệnh phẩm số 1, một đột biến mat nucleotide A tại vị trí
5293 (vùng intron nằm trước exon 2 gen MSH2)\ một đột biến thay thế nucleotide tại
vị trí codon 199 nucleotide G bị thay thế bởi T (c.199 G>T) ở exon 3 dẫn tới thay đổi
axit amin prolin (CCG) thành axil amin glutamin (CAG) trong chuỗi polypeptide do
gen MSH2 tạo ra và một đột biến thay thế O A tại vị trí 77942 (tương ứng codon 848
trên exon 15) thuộc gen MSH2.
2. Kết quả ứng dụng: 1 quy trình phân tích nhằm phát hiện đột biến gen sửa
chữa băt cặp sai có khả năng ứng dạng trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư đại trực
tràng mang khuynh hướng di truyền ở người Việt Nam.
3. K ế t q u ả d ào tạ o
- Đ ã đ à o tạo đ ư ợ c 02 cử n h ân khoa học (ngành C ô n g n g h ệ Sinh h ọ c) và 01 thạc
sĩ khoa học chuyên ngành Di truyền học.
4. Kết quả công bố: 02 bài báo đăng trên tạp chí Khoa học của Đại học Quốc
gia Hà Nội.
1) Nguyễn Thị Hồng Vân. Trần Thị Thùy Anh, Nguyễn Văn Đoài, Lê Văn Quảng
(2012). Sàng lọc đột biến trên các gen MLH1 và MSH2 từ các bệnh nhân ung thư đại
trực tràng. Tạp chí Khoa học, tập 28, số 2S, 2012, tr. 209-2015
2) Trần Thị Thùy Anh, Nguyễn Văn Đoài, Lê Văn Quảng, Nguyễn Thị Hồng Vân
(2012). Phát hiện đột biển trên gen MSH2 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng rải rác ở
Việt Nam. Tạp chí Khoa học, tập 28, số 2S, 2012, tr. 62-67


/file/d/1DI_7lm ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status