Những thất bại của thị trường và vai trò của Chính phủ - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


2.1 Những hiểu biết chung về thất bại thị trường
Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto (hiệu quả phân bổ nguồn lực). Tại đó, lợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra để có sản phẩm đó (MU=MC). Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn. Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó.
Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường
Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng.
Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân (hay nhóm người) trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường. Ví dụ, chúng ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một cái giếng. Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc quyền trong việc bán nước. Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân.
Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực (hay chi phí ngoại ứng) là ôi nhiễm. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải. Trong trường hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi trường. Ví dụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực (hay ích lợi ngoại ứng) là phát kiến khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trong trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng. Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không. Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Đứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng (vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hay không có lợi nhuận). Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng.
Thông tin không hoàn hảo (thông tin không đối xứng): là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hay tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường.
2.3. Phân tích những thất bại của thị trường
2.3.1. Thông tin không hoàn hảo (incomplete information)
Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hay chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít các sản phẩm khác. hay cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt. Ví dụ, trong thị trường y tế, bác sỹ (người bán) thường có nhiều thông tin về bệnh tật, thuốc men hơn người bệnh (ngươi mua). Chính vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự am hiểu thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân. Đây chính là loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi VN gia nhập WTO rất phức tạp. Các hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN diễn ra phổ biến. Cùng đó, đã xuất hiện các cách hoàn thiện hàng giả tại Hà Nội, TPHCM đưa đi các tỉnh tiêu thụ như: kính mắt, giày, quần áo, rượu ngoại, sữa bột, mỹ phẩm. Đáng nói là phát hiện ngày càng nhiều mặt hàng nhập lậu có giá trị cao qua đường hàng không như: vàng, ngoại tệ, kim loại quý, tân dược, ma túy, mỹ phẩm, linh kiện điện tử cao cấp, máy tính xách tay... Tinh vi hơn là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu với giá trị rất lớn, có dấu hiệu để chuyển tiền ra nước ngoài. Chẳng hạn như các trường hợp, 4,6 tấn gà nhập lậu nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cao đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy tại huyện Văn Lãng (Lạng Sơn). Tháng 8-2008, giá cả thị trường có chiều hướng ổn định hơn. Cụ thể giá xăng dầu giảm nhẹ, xăng không chì và dầu hỏa giảm 1.000 đồng/lít, vàng SJC giảm 211.000 đồng/chỉ, đô la Mỹ giảm 150VNĐ/USD, giá gas các loại giảm từ 4.000 đồng/bình. Tuy nhiên thực tế thị trường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng chính sách tạo thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả, lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu tân dược trái quy định. Không chỉ gian lận trong kinh doanh xăng dầu, giả mạo các nhãn hiệu phân bón mà tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng đã xảy ra trên diện rộng như: rượu, sữa, thuốc tây, thuốc lá, điện thoại di động, gas, xi măng... Nguy hại hơn khi tình trạng sử dụng hàn the - một chất hóa học độc hại để pha chế trong thực phẩm vẫn còn tiếp diễn, bánh Trung thu được sản xuất ở nhiều nơi bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm. Biến động nổi bật nhất là tình trạng bán trái giá xăng và ngừng bán sau khi giá xăng đã giảm.
2.3.2. Độc quyền và thị trường (Monopoly)




NkO149RP6T72IO0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status