Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
I.1 Khái niệm
Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như
sau:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hay kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán,
hàng hóa, dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán
hàng hóa, dịch vụ hay buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hay phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên
của thỏa thuận;
- Thông đồng để một hay các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Như vậy, Luật Cạnh tranh 2004 không đưa ra định nghĩa chung nhất cho các hành
vi “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” mà chị liệt kê các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
cần được kiểm soát. Dựa vào các đặc điểm chung của các dạng thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh cần kiểm soát trên, có thể rút ra định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh như sau:
1
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều doanh
nghiệp (hai doanh nghiệp trở lên) bằng các hành vi có tác động làm sai lệch, hạn chế
cạnh tranh nhằm giảm bớt hay loại bỏ đối thủ cạnh tranh hay có tác động hạn chế khả
năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.
I.2 Đặc điểm
Thứ nhất, về chủ thể, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành
động giữa các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh của nhau (thỏa thuận ngang).
Việc chủ thể của thỏa thuận cạnh tranh có phải là doanh nghiệp hay không là vấn đề
không quan trọng. Vấn đề cốt lõi là các chủ thể này phải là những chủ thể kinh doanh
trên một thị trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý
liên quan). Luật Cạnh tranh 2004 của Pháp và của Liên minh Châu Âu cũng đều coi chủ
thể bị áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là
các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Cạnh tranh 2004, được hiểu
là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc
quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Doanh nghiệp là
chủ thể tạo nên và quyết định mức độ cũng như hình thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng
chính các doanh nghiệp có thể gây hạn chế, giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do
chính mình tạo ra bằng các thỏa thuận. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là giữa
các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau hay có thể là giữa những
doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản
phẩm, dịch vụ.


l2CNMEwCYN5Vy8Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status