Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể
hiện được tính hữu dụng cao với mục đích đem lại sự thuận lợi tối ưu cho khách hàng
sử dụng dịch vụ. Trong kinh doanh, dịch vụ nổi bật nhất là dịch vụ Logistics.
Nếu như trước kia, các công việc chuẩn bị để cho một hợp đồng kinh tế được thực
hiện tốt thường do chính các bên trong hợp đồng thực hiện; thì ngày nay, công việc này
được thực hiện bởi một đối tượng thứ ba, nằm ngoài hợp đồng kinh tế ban đầu, đó là
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics. Hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các
nước phát triển, dịch vụ Logistics đã khẳng định được tầm quan trọng của mình trong
sự vận động của nền kinh tế, đem lại nguồn doanh thu rất lớn.
Từ năm 2005, ở Việt Nam, dịch vụ Logistics đã được chính thức điều chỉnh bởi
Luật thương mại; tuy nhiên, loại hình dịch vụ này lại không được sự quan tâm đúng
mức từ phía các doanh nghiệp.
5. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng
lên. Điều này đã tác động tới sự phát triển của dịch vụ Logistics, mà chủ yếu là lĩnh
vực giao nhận vận tải ở nước ta. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư
vào lĩnh vực này, phát triển ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ. Điều này đã phần
nào đáp ứng nhu cầu trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu, cũng như góp phần hỗ trợ ác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa , nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà
phát triển, song cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Cụ thể, các thành phần kinh tế
của Việt Nam phải hoạt động trong một môi trường đầy bất ổn, phức tạp với mức độ
cạch tranh vô cùng gay gắt, không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Để duy trì
hoạt động kinh doanh trong môi trường này, Doanh nghiệp Việt Nam phải luôn trong
tư thế sẵn sàng, làm sao để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Muốn được như vậy, dịch vụ
Logistics phải thể hiện được vai trò hỗ trợ của mình, thực sự là lực đẩy của nền kinh tế.
Theo đó, để phát triển dịch vụ Logistics, Việt Nam phải có nhận thức và có tầm
nhìn đúng đắn hơn. Chính vì thế, đề tài này cần được nghiên cứu sâu hơn, dưới nhiều
khía cạnh khác nhau. Trong đó, khía cạnh Luật pháp cần được đề cập trước tiên, vì đó
là nền tảng ban đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tin
tưởng, sử dụng và kinh doanh loại hình dịch vụ này.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này vận dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh
pháp luật để tìm hiểu sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật Việt Nam trong
vấn đề điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics. Cụ thể là tập trung so
sánh các quy định đã được sửa đổi, bổ sung với các quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, phương pháp logic cũng được sử dụng thông qua việc giải thích các
quy luật xã hội (như: quy luật cung-cầu, quy luật tối ưu hóa lợi nhuận,…), từ đó có thể
đưa ra tính khả thi, tính hợp lý trong quá trình sử dụng và áp dụng luật.
Ngoài ra, trong mỗi vấn đề có sự sử dụng phương pháp truyền thống là đi từ
nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng
và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
7. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của dịch vụ
Logistics dưới sự điều chỉnh Luật thương mại 2005 và các văn bản khác có liên quan.
Qua đó, tìm hiểu sự tiến bộ của Luật thương mại 2005 so với Luật thương mại 1997
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mang tính chất đặc thù này.
8. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1 đề cập những vấn đề cơ bản về dịch vụ Logistics, có tác dụng diễn giải. Cụ
thể, Logistics là gì, được hình thành như thế nào, có đặc điểm, mục đích, chức năng gì,
được cấu thành từ những yếu tố nào,…
Chương 2 tập trung vào các vấn đề pháp lý trong kinh doanh dịch vụ Logistics. So sánh
sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật qua hai văn bản luật chủ yếu là Luật
Thương mại 2005 và Luật thương mại 1997 bên cạnh các văn bản khác có liên quan.
Chương 3 là thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Pháp
luật đối với sự phát trển của dịch vụ Logistics trong nền kinh tế việt Nam. Đồng thời có
sự liên hệ về các lợi ích kinh tế có được từ kinh doanh dịch vụ Logistics đối với nền
kinh tế ở các nước phát triển; để từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của loại hình kinh
doanh dịch vụ này đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta hiện nay.
Tóm lại, nội dung nghiên cứu sẽ giải quyết các vấn đề sau:
 Dịch vụ Logistics là gì?


2UE1dhi1yGo402Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status