Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐỀ CƯƠNG LUẬT DÂN SỰ LA MÃ
BÀI 4: VẬT QUYỀN (QUYỀN ĐỐI VẬT)
I. Khái niệm và phân loại tài sản:
1. Khái niệm:
- Tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinh
tế - xã hội.
- Quyền tài sản là quyền yêu cầu chứ không phải là tài sản.
2. Phân loại:
a. Động sản và bất động sản.
- Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặc
bản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và suy chuyển đặc tính của nó. ví
dụ: gia súc, gia cầm, nô lệ. Có 2 loại: loại chuyển động do có tác động từ bên ngoài (res mobilis) và đồ
vật tự di chuyển (res se moventes)
- Bất động sản (res immobiles) là những vật không thể di chuyển được trong không
gian mà không ảnh hưởng đến giá trị và đặc tính sử dụng của vật, bất động sản cơ bản nhất là đất
đai và những vật gắn chặt với nó.. Ví dụ: nhà cửa, cây cối.
- Ý nghĩa: Để xây dựng phương pháp thủ đắc, đối với bất động sản thì việc di dời thì
phải tuân theo trình tự luật định và phải có đăng kí quyền sở hữu. Sự phân loại này có ý nghĩa khi
xuất hiện quy định super ficies solo cedit, theo đó, tất cả những gì có trên trái đất đều thuộc sở hữu
của chủ sở hữu của mãnh đất cho dù chúng thuộc về ai đó.
b. Đồ vật thay thế được và không thay thế được
- Vật chia được (res divisible): là những vật khi phân chia thành các phần, các phần ấy
không bị giảm giá trị tài sản chung và chức năng sử dụng.
- Vật không chia được là những vật ngược lại khi chia thành các phần thì giá trị của
chúng bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng sử dụng.
c. Vật đơn nhất và vật thay thế
- Vật đơn nhất (đặc định) (res quae conti netur uno spiritu) là đồ vật hợp thể đơn
nhất về mặt tự nhiên hay do tính chất vật lý (hòn đá, chiếc cốc, con người).
- Vật thay thế là những vật tương tự nhau và hình dạng, màu sắc, đặc tính, công dụng.
- Ý nghĩa của sự phân loại: Liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật đặt
định thì phải giao đúng vật đó, còn đối với những vật thay thế, chúng có thể thay thế nhau nhưng với
điều kiện cùng chất liệu.
d. Vật tiêu hao và không tiêu hao.
- Vật tiêu hao là vật qua một lần sử dụng bị mất hay không giữ được hình dạng, số
lượng, đặc tính, công dụng ban đầu.
- Vật không tiêu hao là những vật qua nhiều lần sử về cơ bản không thay đổi về đặc
tính, số lượng, công dụng ban đầu.
- Ý nghĩa của việc phân chia này: Nhằm xây dựng đối tượng cho các loại hợp đồng, vật
tiêu hao không thể là đối tượng trong các quan hệ thuê, mượn.
II. Khái niệm, phân loại vật quyền:
1. Khái niệm:
- Vật quyền là quyền của một chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản theo
ý chí của mình mà không phụ thuộc vào người khác để nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân mình
- Trái quyền là quyền của chủ thể bằng hành vi của người khác để thỏa mãn lợi ích của
bản thân mình.
2. Phân loại:
a, Quyền chiếm hữu:


IxIgCv78yA7Mbz9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status