nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyêt tật - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

I. khái quát chung về người khuyết tật
1. khái niệm người khuyết tật
Nhận thức về người khuyết tật là cả một quá trình lâu dài. Lịch sử phát triển
cảu vấn đề này cho thấy đã có các quan điểm khác nhau về khái niệm người khuyêt
tật. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai quan điểm chính về khái niệm Người khuyết
tật: Quan điểm khuyết tật các nhân và quan điểm khuyết tật xã hội.
i/ Quan điểm khuyết tật cá nhân (hay qua điểm khuyết tật dưới góc độ y tế):
cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng rất ít
hay không để ý đến các yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung
quang người khuyết tật. Quan niệm này cho rằng người khuyết tật có thể hưởng lợi
từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và công nghệ cải thiện chức năng. Mô
hình y tế chú trọng vào việc điều trị cá nhân chứ không xem trọng việc trị liệu xã
hội. Như vậy, mô hình y tế nhìn nhận người khuyết tật là vấn đề và đưa ra giải pháp
để làm người đó bình thường. Lí giải cho quan điểm này, theo phân lọai của Tổ
chức y tế thế giới, có ba loại mức độ suy giảm là: khiếm khuyết; khuyết tật và tàn
tật. Trong đó, khiếm khuyết chỉ sự mất mát hay không bình thường của cấu trúc
cơ thể liên quan đến tâm lí hay sinh lí; Khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng của
hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết; còn tàn tật để chỉ tình thế bất lợi hoặc
thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh
lên tình trạng khuyết tật của họ.
Như vậy, mô hình y tế nhìn nhận người khuyết tật như những người có vấn
đề về thể chất và cần chữa trị. Điều này đã đẩy người khuyết tật vào thế bị
động của người bệnh. Theo đó, vấn đề khuyết tật được đánh giá là hạn chế ở từng cá
nhân. Khi bị khuyết tật, những người này cần thay đổi chứ không phải môi
trường xug quang hay xã hội phải thay đổi.


i06Cu914Oy0mGkB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status