Giải quyết tranh chấp trên biển đông theo phương thức phi tài phán - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biển Đông là vùng biển có vị trí quan trọng, ý nghĩa chiến lược trong
chính sách phát triển của các quốc gia ven biển. Chính vì vậy, Biển Đông
luôn là tâm điểm của những cuộc tranh chấp chủ quyền cũng là nơi chứng
kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp ở khu vực Biển Đông với
một loạt các nước gồm Phi-lip-pin, Việt Nam, Brunei, Ma-lai-xi-a và vùng
lãnh thổ Đài Loan. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi công
khai đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của không những các nước liên
quan đến Biển Đông như Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin
mà còn từ các nước đứng ngoài tranh chấp chủ quyền nhưng có lợi ích thương
mại, hàng hải đối với Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong bối
cảnh Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết
đoán trong việc đòi chủ quyền và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối,
muốn duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh chấp biển Đông
lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Hơn
thế nữa, thời gian gần đây, việc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên
Biển Đông cùng với việc gia tăng tần suất sử dụng các biện pháp để hỗ trợ
cho mục tiêu xác lập chủ quyền của Trung Quốc như: gây sức ép đến một số
công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam
và Phi-líp-pin, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn trên biển Đông,
thực hiện lệnh cấm bắt cá hàng năm và quấy nhiễu ngư dân các nước hoạt
động hợp pháp trên vùng biển của mình, hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng
đặc quyền kinh tế và gần đây là những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng
đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa...
Việc nghiên cứu, xác định một cách, đặc biệt là cách
phi tài phán giúp các quốc gia tìm kiếm một giải pháp khả quan trong giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông đang là vấn đề hết sức cấp thiết, bởi:
Thứ nhất, để giải quyết các tranh chấp trên biển hay bất kỳ tranh chấp
nào khác thì vấn đề tiên quyết là việc lựa chọn giải pháp. Việc giải quyết tranh
chấp trên biển bằng cách phi tài phán đã và đang là xu hướng tất yếu
không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Ở
hoàn cảnh hiện nay, các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng biển
này nên trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua cách phi tài
phán sẽ khiến lợi ích giữa các bên được cân đối để có thể đem đến một sự công
bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.
Thứ hai, việc sử dụng các cách phi tài phán trong việc giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, giúp các bên
hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp
mà không bị cuốn vào quá trình tố tụng kéo dài.
Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa
được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp phi tài phán để giải quyết là một
trong những hướng đi đúng đắn giúp các bên tranh thủ sự ủng hộ của dư luận
quốc tế từ đó có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian
củng cố thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và
phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương.
Nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, Học
viên mạnh dạn lựa chọn: “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo
cách phi tài phán” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc
giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng cách phi tài phán qua đó
chỉ ra khả năng áp dụng cơ chế này cho các quốc gia Đông Nam Á nói chung

2g3PLC5BdofG7GE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status