Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, hệ thống đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, địa hình của tỉnh tương đối dốc và bị chia cắt bởi đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cộng với tác động của thời tiết mưa nắng thất thường, nhất là các xã ven biển, ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn làm cho các thiết bị của các đài truyền thanh thường xuyên bị sét, gỉ, hỏng hóc. Đặc biệt, các xã ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực miền núi, trung du có địa hình núi cao thường xuyên bị chắn sóng, khuất sóng, lõm sóng. Đồng thời, một số cụm dân cư sống phân tán rải rác cũng gặp những khó khăn trong việc thu sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện.
Công tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp trang thiết bị của hệ thống đài truyền thanh cơ sở có nhiều hạn chế. Hoạt động của hệ thống này thời gian gần đây phát sinh nhiều bất cập, có địa phương sử dụng đài truyền thanh phát sóng vô tuyến, có địa phương sử dụng phát sóng hữu tuyến, không có sự thống nhất chung. Hầu hết, trang thiết bị của các đài truyền thanh đã lạc hậu, máy phát có công suất nhỏ đã qua sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp trầm trọng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các đài truyền thanh cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hưởng các chế độ cần thiết.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 2/3/2011, tỉnh Quảng Trị được xác định xây dựng sớm trở thành một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước và với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, là một trong những cửa ngõ hướng ra biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây.
Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết về phát triển hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở. Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt tại Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 đã đề ra mục tiêu: “Các trạm truyền thanh đều có thể tự sản xuất chương trình cho mình, phù hợp với đặc điểm địa phương, truyền thanh xã trở thành một công cụ tuyên truyền hiệu quả, cung cấp thông tin thiết yếu liên quan đến đời sống sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp. Phát triển mạnh hệ thống truyền thanh cấp xã đến với đông đảo nhân dân, trong đó có vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nội dung của chương trình truyền thanh xã, đặc biệt là khu vực không có sóng truyền hình tỉnh”.
Trước những yêu cầu đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020” là rất cần thiết, vừa mang tính thời sự trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ được giao, hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã trở thành phương tiện thông tin có sức lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả. Đặc biệt, ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa đã chứng minh vai trò to lớn của hệ thống này. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở sẽ góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn vững mạnh.



SK3dE0vU0eZkD40
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status