tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây hơn một trăm năm, dưới tác động của cuộc Minh Trị Duy Tân, Phan
Bội Châu đã phát động phong trào Đông Du, dưa thanh niên qua du học ở Nhật, nhằm
mục đích cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và “Duy tân” đất nước. Phan Bội Châu viết
về Minh Trị Duy Tân như sau:
“ Nước Nhật Bản trước khi duy tân, các liệt cường Âu – Mĩ cũng đã từng chú
mục vào ba hòn đảo đó. Lúc bấy giờ trong đám chí sĩ Cần Vương, những kẻ ngoan cố
cứ một mực chủ trương khóa của không phải là ít. May nhờ có các bậc hiền sĩ như Cát
– điền Tùng – lâm (Yoshida Shoin), Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Hậu
Đằng Tượng Thứ Lan (Goto Shojiro) lờn tiếng hô to việc thủ xướng học tập phương
Tây, cho việc bài xích người Tây là thất sách, cho việc mở mang cửa biển là thức thời.
Do đó tân học lên cao, tâm trí thức tiến mạnh, làm thành cái cơ sở cho việc Duy tân,
đến nay họ đã phú cường hơn cả Âu – Mĩ…”(1)
Đến những năm 1930, cụ Đào Trinh Nhất đã soạn thảo cuốn “Nước Nhựt Bổn –
30 năm Duy tân” với mục đích cỗ vũ Việt Nam học tập Nhật Bản để tự cường và xây
dựng đất nước hung mạnh. Ông viết:
“ Nhựt Bổn Duy tân tự cường thật là một hiện tượng lạ lùng quái gở ở trong lịch
sử thế giới nhơn loại, xưa nay chưa hề thấy có. Cái hiện tượng ấy phát ra một cách
không ngờ, một cách đáng sợ, người ta ở đâu xa xôi ngàn muôn dặm, biển cách non
ngăn còn phải tìm tòi xem xét cho biết thấy, nữa là mình ở đây gần một bên….
Thiệt vậy, giữa lúc những nước miền Đông nầy, điều mê muội đắm chìm, làm
con cá nằm giữa thớt đao chinh phục của Tây phương, duy có một mình Nhựt Bổn
vùng dậy quật cường và chống ngăn được làn sống xâm lược đang ào ào từ Tây sang
Đông, chỉ tràng tới mé biển Trung Quốc và xóm đảo Nam Dương là hết. Mà họ quật
cường mau lẹ quá chừng: trên con đường văn minh hiện thời họ dung ruổi vùn vụt như
bay, trong ngoài ba bốn chục năm đuổi kịp Âu – Mĩ đã đi ba bốn thế kỷ”(1)
Do đâu mà Nhật Bản có được những điều như vừa nói ở trên? Tất cả cũng nhờ
việc học tập phưong Tây, tiếp thu văn minh phương Tây như Phan Bội Châu và Đào
Trinh Nhất đã nói. Nhưng họ đã học tập như thế nào? tiếp thu như thế nào? yếu tố
phương Tây có tác động ra sao đối với sự nghiệp Minh Trị Duy Tân ở Nhât Bản?
Theo GS,TS Nguyễn Tiến Lực, trưởng bộ môn Nhật Bản học trường Đại học
KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh thì: “Ở Việt Nam, Minh Trị Duy Tân và những vấn đề
của nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đúng mức. mặc dù Minh Trị Duy Tân được
đề cập trong các bộ giáo trình lịch sử thế giớ bậc đại học, cao đẳng và trong các cuốn
lịch sử Nhật Bản nhưng có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình nào chuyên
nghiên cứu sâu và đầy đủ về Minh Trị Duy Tân cả”(2).
Nhằm góp một phần nhỏ giải quyết những vấn đề nói trên, đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài “Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy Tân ở Nhật
Bản” cho đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về cuộc Minh Trị Duy Tân, ở Nhật Bản, trên thế gới cũng như ở Việt Nam có
rất Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Ở Nhật Bản, trong chuyên khảo nổi tiếng “Tại sao Nhật Bản “thành công”?
Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản”, học giả Michio Morishima có những
nhận xét độc đáo về cải cách Minh Trị: “ Ở một mức độ đáng kể, tui hiểu Cách mạng
Minh Trị khác với đa số các sử gia Nhật Bản, nhưng lại giống nhiều với các sử gia
phương Tây, mặc dù trọng tâm của sự luận giải có khác nhau. Ở một chừng mực nào
đó, các quan điểm được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản đi theo học thuyết lịch sử Mác,
nhưng theo tôi, lịch sử Nhật Bản cận đại quá độc đáo nên khó có thể giải thích được
một cách thích hợp bằng học thuyết Mác-xit”. Đúng vậy, Minh Trị Duy Tân là một sự
độc đáo khó có thể giải thích được. Đó là sự kết hợp độc đáo giữa “Công nghệ phương
Tây và tính cách Nhật Bản”. ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về Minh
Trị Duy Tân và các vấn đề của nó. Ở đây tui chỉ xin được liệt kê ra để mọi người tìm
hiểu (tui chỉ liệt kê những tác phẩm dược dịch sang tiếng Việt). đó là các tác phẩm
như: Fukuzawa Yukichi, Phúc Ông Tự Truyện, Phạm Thu Giang dịch, NXB Thế Giới,
2005. Ishida Kazuyoshi, Nhật Bản Tư Tưởng Sử, tủ sách Kim Văn, Uỷ ban dịch thuật,
Sài Gòn, 2005. Mitani Hiroshi, Cuộc Cách Mạng Minh Trị: sự thay đổi cơ cấu, những
tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc, nghiên cứu Nhật Bản, số 2, 1996. Nitobe
Inazo (Nguyễn Hải Hoành dịch), Võ sĩ đạo – Linh hồn Nhật Bản, NXB Công an Nhân
dân, 2008….Và còn nhiều tác phẩm khác. Hiện nay ở Nhật Bản có cả một Minh Trị
Duy Tân Sử học hội, tập hợp đông đảo các nhà nghiên cứu từ các trường đại học và
viện nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề của Minh Trị Duy Tân.
Còn trên thế gới, Minh Trị Duy Tân là một vấn đề được thế giới quan tâm và
nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên, số công trình được dịch sang tiếng Việt còn rất ít, làm
trở ngại việc nghiên cứu. Một trong số ít đó có thể kể đến như: R.H.P Manson và J.G
Caiger, Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Văn Sỹ dịch, NXB Lao Động, Hà Nội, 2003. Đặc
biệt, Sterling Seagarve và Peggy Seagarve, Bí mật triều Yamato, Lê Như dịch, NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2003. Đây là một khám phá mới về Minh Trị Duy Tân…. Do
hạn chế về mặt ngôn ngữ, tui chỉ liệt kê một số công trình viết bằng tiếng Anh để mọi
người có thể tìm hiểu. Điển hình như: Benson John & Matsumura Takao, 2001, Japan
1868 – 1945, from Isolation to Occupation, Longman Press. Burks, Ardath W
Umetani Norubo, 1990, The mordenizers, Overseas Student and Meiji Japan ,
shibunkaku, Tokyo. Lone Steward, 2000, Empire and Politics in Meiji Japan, Mac
Millan press. Tanaka Yasuhiro, 1995, Autonomy of the state: the shif – ing nature of
the Meiji Bureaucrats, 1868 – 1912, Wiscosin Maidison University Press…. Và còn
nhiều tác phẩm khác nửa.
Còn ở Việt Nam, ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Minh Trị Duy Tân đã
được nhiều học giả và nhiều trí thức đương thời nghiên cứu như:
Nguyễn Trường Tộ trong các bản điều trần của mình. Nguyễn Lộ Trạch trong
các tác phẩm của mình như: “Thời vụ sách”, “Thiên hạ đại thế luận”. Phan Bội Châu
với các trước tác của mình, đặc biệt là Đào Trinh Nhất với tác phẩm “Nước Nhựt Bổn
– 30 năm Duy tân” của mình, như tui đã trình bày ở phần trên.
Hiện nay thì ở Việt Nam có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về Minh
Trị Duy Tân, nhưng như đã nói ở trên, “ Ở Việt Nam, Minh Trị Duy Tân và những vấn
đề của nó vẫn chư được nghiên cứu một cách đúng mức. mặc dù Minh Trị Duy Tân
được đề cập trong các bộ giáo trình lịch sử thế giớ bậc đại học, cao đẳng và trong các
cuốn lịch sử Nhật Bản nhưng có thể thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình nào
chuyên nghiên cứu sâu và đầy đủ về Minh Trị Duy Tân cả”. Những tác phẩm nổi tiếng
phải kể đến như: Lịch sử Nhật Bản của Lê Văn Quang, Lịch sử Nhật Bản của Phan
Ngọc Liên, gần đây là cuốn Lịch sử Nhật Bản của Nguyễn Quốc Hùng, chuyên về giai
đoạn cận đại có cuốn Nhật Bản Cận Đại Sử của Vĩnh Sính, Minh Trị Duy Tân – Cải
cách hay cách mạng, các quan hệ chính trị ở phương Đông: Lịch sử và hiện tại của
Hoàng Văn Việt, NXB Đại học Quốc qia TP. Hồ Chí Minh, 2007. Và trong các bộ giáo
trình Lịch sử thế giới cận đại như của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng.... Nói
chung các tác giả điều coi Minh Trị Duy Tân như là cuộc cách mạng tư sản không triệt
để, hay cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, mới đây nhất, tác phẩm Minh Trị
Duy Tân và Việt Nam của GS,TS Nguyễn Tiến Lực, được NXB Giáo Dục xuất bản
nặm 2010, nó được xem như là quyển sách chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam về Minh
Trị Duy Tân và các vấn đề của nó. Nhưng theo tôi, mặc dù tác giả đã trình bày khá đầy
đủ các vấn đề của Minh Tri Duy Tân, nhưng tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ tổng

LuqRcRycMe9r4mG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status