Phân tích việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp tại Khoa nội một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHH; Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ.Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm các nhiễm khuẩn ở bất kỳ vị trí nào trên
đường hô hấp, bạo gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và
phổi. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm
khuẩn hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) nói chung, viêm phổi
mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là một trong những bệnh thường gặp trên
lâm sàng, đây là các trường hợp viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện hoặc
trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nhập viện, bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây
ra hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae và Haemophillus influenzae.
Theo tổ chức Y tế thế giới, VPMPCĐ là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng
thứ 6 và là hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn [6]. Với các phương tiện
chẩn đoán hiện nay, vẫn còn khoảng 70% các trường hợp VPMPCĐ không rõ
căn nguyên [15]. Tại Việt Nam, VPMPCĐ chiếm 12% viêm phổi nói chung.
Trong những năm gần đây, dịch tễ học của VPMPCĐ đã thay đổi rất nhiều do
các yếu tố khác nhau như: điều kiện kinh tế, môi trường ô nhiễm, thay đổi khí
hậu, bệnh lý nội khoa đi kèm, sự xuất hiện những tác nhân gây viêm phổi mới
cũng như sự thay đổi độ nhạy cảm của những vi khuẩn thường gặp. Do đó,
nhiều loại kháng sinh trước đây có hiệu quả rất tốt trong điều VPMPCĐ, nay
đã trở lên kém hiệu quả do hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Từ trước tới
nay những nghiên cứu về sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị NKHH chỉ
được thực hiện ở một số bệnh viện tuyến trung ương mà chưa nghiên cứu ở
các bệnh viện tuyến cơ sở. Bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn và Đức Giang
là những bệnh viện tuyến cơ sở thuộc địa bàn Hà Nội, hàng năm có rất nhiều
bệnh nhân NKHH đến khám và điều trị. Vì vậy. đánh giá việc sử dụng kháng
sinh trong điều trị NKHH tại những bệnh viện này là điều rất cần thiết.
Từ những nhận định trên đây nhằm góp phần sử dụng kháng sinh an
toàn, hợp lý tại một số bệnh viện tuyến cơ sở của Hà Nội, chúng tui thực hiện
đề tài:
“Phân tích việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô
hấp tại Khoa Nội môt số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội” r • • • • ' • • •
với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHH
2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị VPMPCĐ.
Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao việc sử dụng kháng sinh một cách
hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
1.1.1. Sơ lược về bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
Hệ hô hấp người gồm hệ thống dẫn khí và hệ
thống trao đổi khí giữa máu và không khí. về
phương diện lâm sàng, hệ hô hấp được chia thành
đường hô hấp trên gồm các bộ phận hô hấp ở phía
trên thanh quản và đường hô hấp dưới gồm thanh
quản, khí quản và các bộ phận của phổi. Nhiễm
trùng đường hô hấp ừên gồm: viêm tai giữa, viêm
amidan cấp, viêm xoang...Các bệnh đường hô
hấp trên do nhiều căn nguyên khác nhau gây ra,
có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị
nguyên khác nhau trong không khí, khói thuốc lá
hay do các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus,
nấm). Một số vi khuẩn (VK) thường gặp ký sinh ở
đường hô hấp trên là họ cầu khuẩn, đặc biệt là phế
cầu {Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes),
H.influenzae, ngoài ra còn gặp các VK đường một như: E.coli,
enterobacter...Nhiễm trùng đường hô hấp dưới gồm: viêm thanh quản
(VTQ), viêm phế quản (VPQ), viêm phổi (viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
và viêm phổi mắc phải ở bệnh viện)...Nguyên nhân gây ra viêm đường hô
hấp dưới thường do VK là chủ yếu hay do virus. VK gây bệnh rất đa dạng
và tùy thuộc vào từng loại bệnh. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới
thường nghiêm trọng hơn so với đường hô hấp trên. Trong năm 2002, nhiễm
trùng đường hô hấp dưới vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số
Đường hô hấp trên
(Khoang mũi ịfy
|Hầu ....ÌL ..)
Thanh quản _ l ^ — 5
V
Đường hô hấp duói *
ỊkĨk quản
I Phế quản
. . / :
Phổi
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống
hô hẩp và cẩu trúc
đường hô hấp dưới

/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status