Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính enzyme cellulase trích từ nấm mốc - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài này là khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và pH
đến hoạt tính enzyme cellulase được trích từ nấm mốc. Từ đó xác định được nhiệt
độ và pH tối thích của enzyme. Từ đó ứng dụng kết quả khảo sát vào việc thủy phân
bã mía.
Thí nghiệm được thí nghiệm tiến hành dựa trên cơ sở thay đổi điều kiện nhiệt độ và
pH của môi trường phản ứng, xác định hoạt tính dựa trên hàm lượng đường khử
giải phóng ra khi thủy phân trên cơ chất carboxymethylcellulose (CMC). Từ đó, xác
định được ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzyme cellulase thu
nhận từ nấm mốc. Bên cạnh đó, độ bền của enzyme cũng được khảo sát. Ngoài ra
còn xác định hàm lượng đường khử được sinh ra trong quá trình thủy phân bã mía
bằng enzyme cellulase. Đề tài tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzyme cellulase thu
nhận từ nấm mốc: Thí nghiệm được tiến hành ở các nhiệt độ: nhiệt độ phòng, 400C,
500C, 550C, 600C, 700C, 800C, 900C với pH môi trường khoảng từ 2,5 – 7,5. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: ở các điều kiện khảo sát, hoạt tính enzyme phát triển nhất ở
nhiệt độ 550C và pH= 3,0-3,5.
- Khảo sát độ bền của enzyme cellulase lấy từ nấm mốc: Thí nghiệm được tiến hành
bằng cách giữ enzyme cellulase ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian từ 1 ngày
đến 7 ngày ở các pH khác nhau từ 2,5 – 7,5. Kết quả thí nghiệm cho thấy enzyme
cellulase bền nhất ở môi trường có pH từ 2,5 – 5,0. Enzyme kém bền ở pH từ 5,5 –
7,5. Độ bền của enzyme qua mỗi ngày đều giảm và sau 6 ngày thì enzyme bị mất
hoạt tính ở các pH từ 5,5- 7,5.
- Khảo sát tỉ lệ enzyme đến quá trình thủy phân bã mía: Thí nghiệm được tiến hành
bằng cách cố định thời gian thủy phân là 48 giờ, nồng độ cơ chất là 5% và bổ sung
enzyme với tỉ lệ khác nhau 2%, 3%, 4% . Sau đó ủ ở nhiệt độ và pH tối thích của
enzyme cellulase (550C và pH 3,0). Kết quả thí nghiệm cho thấy với tỉ lệ enzyme bổ
sung là 3%-4% thì hàm lượng đường khử sinh ra tương đối cao (tương ứng là
45,64mg/g bã mía và 45,93 mg/g bã mía).
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, enzyme là một chất xúc tác sinh học ngày càng được chọn để sử dụng
trong nhiều lĩnh vực do các đặc tính vượt trội của nó so với các chất xúc tác khác,
đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nhà sản xuất và tiêu dùng.
Công nghệ enzyme ngày nay không chỉ khai thác enzyme vốn có trong hệ thống
sống của động thực vật, mà còn nghiên cứu từ nhiều nguồn vi sinh vật khác nhau.
Trong các ngành công nghiệp hiện nay người ta thường sử dụng các enzyme
amylase, pectinase, protease, cellulase... Enzyme cellulase là một trong nhưng
enzyme có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ có
trong thiên nhiên và có ý nghĩa rất lớn trong công nghiệp thực phẩm, bảo vệ môi
trường... Đặc biệt là sử dụng phụ phẩm phụ trong nông nghiệp, enzyme cellulase sẽ
thủy phân tạo ra đường glucose cung cấp cho quá trình sản xuất cồn ethylic.
Hoạt tính của enzyme cellulase chịu ảnh hưởng nhiều của nhiều yếu tố như: nồng
độ cơ chất, nồng độ enzyme, nhiệt độ, pH, các chất kìm hãm... Chính vì thế, đề tài
này được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sự tác động của nhiệt độ, pH đến hoạt tính
enzyme cellulase, khảo sát độ bền của enzyme cellulase, và ứng dụng enzyme
cellulase vào việc thủy phân bã mía để tạo ra lượng đường khử.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài:
- Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ và pH lên hoạt tính enzyme cellulase,
từ đó xác định được nhiệt độ và pH tối thích của enzyme cellulase.
- Khảo sát độ bền của enzyme cellulase.
- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme đến quá trình thủy phân bã mía để tạo ra hàm
lượng đường khử.

396EtWNBTRl4HIv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status