Chưng cất dầu thô áp suất - pdf 27

Download miễn phí Đồ án Chưng cất dầu thô áp suất



Mở đầu
Phần I
 Tổng quan về nguyên liệu và sản phẩm
 I. Dầu Thô
1. Các đặc tính quan trọng của dầu thô
2. Thành phần hoá học
3. Phân loại dầu thô
 II. Xử lý dầu thô trước khi chưng cất
1. Tách tạp chất cơ học, nước, muối lẫn trong dầu
 III. Các phương pháp chưng cất
1. Chưng đơn giản
2. Chưng phức tạp
 IV. Các yếu tố ảnh hưởng
1. Chế độ nhiệt của tháp chưng luyện
2. Yếu tố áp suất của tháp chưng luyện
3. Điều khiển, khống chế chế độ làm việc của tháp chưng cất
V. Sản phẩm của quá trình chưng cất
 1. Phân loại khí hydrocacbon
2. Phân đoạn xăng
3. Phân đoạn kerosen
 4. Phân đoạn diezen
5. Phân đoạn mazut
6. Phân đoan dầu nhờn
7. Phân đoạn gudron
Phần II
công nghệ của quá trình
 I. Phân loại sơ đồ công nghệ
 II. Dây chuyền công nghệ
1. Chọn chế độ công nghệ và sơ đồ công nghệ
2. Chọn sơ đồ công nghệ
3. Thuyết minh sơ đồ chưng cất dầu loại hai tháp
4. Ưu điểm của sơ đồ chưng cất 2 tháp
III. Thiết bị chính trong dây chuyền
1. Tháp chưng cất
 2. Các loại tháp chưng luyện
IV. Thiết bị đun nóng
1. Thiết bị đun nóng bằng lò ống
V. Thiết bị trao đổi nhiệt
1. Loại vỏ bọc
2. Loại ống
Phần III
Tính toán công nghệ
I. Tính cân bằng vật chất
 I.1. Tại tháp tách sơ bộ
 I. 2. Tại tháp tách phân đoạn
 I.3. Tổng kết cân bằng vật chất
II. Thiết lập đường cân bằng (VE) cho các sản phẩm
II.1. Đường cân bằng (VE) sản phẩm xăng
II.2. Đường cân bằng (VE) sản phẩm kerosen
II.3. Đường cân bằng (VE) cho sản phẩm gazoil
III. Xác định các đại lượng trung bình của sản phẩm
III.1. Tỷ trọng trung bình
III.2. Xác định nhiệt độ sôi trung bình
III.3. Tính phân tử lượng trung bình của các sản phẩm
IV. Tính tiêu hao hơi nước
IV.1. Tính tiêu hao hơi cho tháp phân đoạn
IV.2. Tính tiêu hao nước cho các tháp tách
V. Tính chế độ của tháp chưng cất
V.1. Tính áp suất của tháp
V.2. Tính nhiệt độ của tháp
V.3. Tính chỉ số hồi lưu đỉnh tháp
VI. Tính kích thước của tháp chưng cất
VI.1. Tính đường kính tháp
VI.2. Tính chiều cao của tháp
VI.3. Tính số chóp và đường kính chóp
Phần IV
Xây dựng
I. Xác định địa điểm xây dựng nhà máy
II. Các yêu cầu khi thiết kế xây dựng
III. Giải pháp thiết kế xây dựng
Phần V
tính toán kinh tế
 I. Mục đích
 II. Chế độ công tác của phân xưởng
III. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng
IV. Xác định nhu cầu công nhân cho phân xưởng
 V. Tính khấu hao cho phân xưởng
VI. Chi phí khác cho 1 thùng sản phẩm
VII. Xác định hiệu quả kinh tế
Phần VI
AN toàn
 I. An toàn lao động trong phân xưởng chưng cất khí quyển
 II. Tự động hoá.
 III. Một số công cụ tự động hoá
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thô loại nhẹ.
+ Chú ý nhất là nhiệt độ đỉnh tháp, tránh nhiệt độ quá cao mà nguyên nhân có thể do làm lạnh không đủ dẫn đến chế độ thay đổi hồi lưu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
V. Sản phẩm của quá trình chưng cất [1].
Khi tiến hành chưng cất sơ bộ dầu mỏ chúng ta nhận được nhiều phân đoạn và sản phẩm dầu mỏ. Chúng được phân biệt với nhau bởi giới hạn nhiệt độ sôi hay nhiệt độ chưng bởi thành phần hydrocacbon, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ động đặc và nhiều tính chất khác có liên quan đến việc sử dụng. Từ chưng cất ta nhận được các sản phẩm sau:
- Phân đoạn khí hydrocacbon.
- Phân đoạn xăng còn có thể chia làm 2 phân đoạn: Xăng nhẹ chứa các cấu tử từ C5 á C7 có nhiệt độ sôi dưới 1100C. Xăng nặng chứa các cấu tử từ C7 á C10 với nhiệt độ sôi 110 á 1800C.
- Phân đoạn kerosen có nhiệt độ sôi từ 180 á 2500C. Bao gồm các cấu tử từ C11 á C15.
- Phân đoạn gazoil nhẹ có khoảng nhiệt độ sôi 250 á 3500C bao gồm các cấu tử từ C10 á C20.
- Phân đoạn gazoil nặng hay còn gọi là phân đoạn dầu nhờn bao gồm các cấu tử từ C21 á C35.
- Phân đoạn cặn goudron có nhiệt độ sôi > 5000C bao gồm các cấu tử từ C41 trở lên và có thể lên tới C50, C60.
1. Phân đoạn khí hydrocacbon
Khí hydrocacbon chủ yếu là C3 á C4 tuỳ từng trường hợp vào công nghệ chưng cất phân đoạn C3 á C4 nhận được là ở thể khí. Phân đoạn này thường được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chia khí để nhận các khí riêng biệt cho công nghệ chế biến tiếp theo thành những hoá chất cơ bản hay được dùng làm nhiên liệu dân dụng.
2. Phân đoạn xăng
Phân đoạn xăng thường được sử dụng vào 3 mục đích chủ yếu sau:
- Sản xuất nhiên liệu cho động cơ xăng
- Sản xuất nguyên liêu cho công nghiệp hoá dầu
- Sản xuất dung môi cho công nghiệp hoá học.
Trong thành phần nhiên liệu xăng nói chung đều có nhiều hydrocacbon, parafin và aromat chiếm ít hơn nghĩa là hàm lượng các cấu tử có trị số octan cao. Vì vậy phân đoạn xăng lấy trực tiếp từ dầu mỏ thường không đáp ứng được yêu cầu về khả năng chống kích nổ khi ứng dụng làm nhiên liệu cho động cơ xăng, chúng có trị số octan rất thấp từ 30 á 60 trong khi yêu cầu trị số octan cho động cơ xăng phải trên 90. Vì vậy để có thể sử dụng được phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chống kích nổ của xăng (nâng cao trị số octan) lấy trực tiếp từ dầu mỏ.
Phân đoạn xăng còn được sử dụng vào mục đích sản xuất nguyên liệu cho hoá dầu, chủ yếu dùng để sản xuất các hydrocacbon thơm (BTX) và dùng để sản xuất các hydrocacbon olefin nhẹ (etylen, propylen, butadien).
3. Phân đoạn kerosen
Nhiêu liệu dùng cho động cơ phản lực được chế tạo từ phân đoạn kerosen hay từ hỗn hợp giữa phân đoạn kerosen với phân đoạn xăng. Do đặc điểm cơ bản nhất của nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực là làm sao có tốc độ cháy lớn, dễ dàng tự bốc cháy ở bất kỳ nhiệt độ và áp suất nào, cháy điều hoà không bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn nghĩa là quá trình cháy phải có ngọn lửa ổn định. Để đáp ứng yêu cầu trên người ta thấy trong thành phần các hydrocacbon của phân đoạn kerosen thì các hydrocacbon naphten và parafin thích hợp với những đặc điểm của quá trình cháy trong động cơ phản lực nhất. Vì vậy phân đoạn kersen và phân đoạn xăng của dầu mỏ họ naphteno - parafin hay parafino - naphten là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất nhiên liệu cho động cơ phản lực nếu hàm lượng lưu huỳnh hoạt động lớn, người ta phải tiến hành làm sạch nhờ xử lý hydro.
Phân đoạn kerosen của dầu mỏ họ parafinic được sử dụng để sản xuất dầu hoả dân dụng mà không đòi hỏi quá trình biến đổi thành phần bằng các phương pháp hoá học phức tạp vì nó đáp ứng được yêu cầu.
4. Phân đoạn diezen
Phân đoạn diezen là phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 240 á 3600C dùng làm nguyên liệu diezen, khi nhận nguyên liệu này từ dầu mỏ có rất nhiều lưu huỳnh cho nên người ta phải khử các hợp chất lưu huỳnh bằng hydro hoá làm sạch.
Phân đoạn có nhiệt độ sôi từ 200 á 3000C, cao nhất là 3400C. Phân đoạn này từ dầu mỏ chứa rất nhiều hydrocacbon parafin cần tiến hành tách n-parafin. n-Parafin tách được sẽ dùng để sản xuất parafin lỏng.
5. Phân đoạn mazut
Đó là phân đoạn cặn chưng cất khí quyển, phân đoạn này dùng làm nhiên liệu đốt lò cho các lò công nghiệp, lò phản ứng. Nó hay được sử dụng cho các quá trình chưng cất chân không để nhận các cấu tử dầu nhờn hay nhận nguyên liệu cho quá trình Cr-acking xúc tác, Cr-acking nhiệt và hydrocacking.
6. Phân đoạn dầu nhờn
Phân đoạn này có nhiệt độ từ 350 á 5000C, 350 á 5400C được gọi là gazoil chân không. Đó là nguyên liệu cho quá trình Cr-acking xúc tác hay hydrocacking. Còn phân đoạn dầu nhờn có nhiệt độ sôi hẹp hơn từ 320 á 4000C, 300 á 4200C, 400 á 4500C được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất dầu nhờn bôi trơn.
7. Phân đoạn gudron
Là sản phẩm cặn của quá trình chưng cất chân không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình cốc hoá để sản xuất cốc hay dùng để chế tạo bitum các loại khác nhau hay để chế tạo thêm phần dầu nhờn nặng.
* Trong các phân đoạn trên thì phân đoạn xăng, kerosen, diezen là những phân đoạn quan trọng, chúng được gọi là các sản phẩm trắng, vì chúng chưa bị nhuốm màu. Phân đoạn mazut, dầu nhờn, gudron người ta gọi là sản phẩm đen.
Do vậy trong dầu mỏ loại nào có trữ lượng các sản phẩm trắng cao thì đó là loại dầu rất tốt cho quá trình chế biến thu các sản phẩm về nhiên liệu. Chính vì thế mà tiềm lượng sản phẩm trắng được xem là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng của dầu thô.
Phần II
công nghệ của quá trình
I. Phân loại sơ đồ công nghệ
Các loại sơ đồ công nghệ chưng luyện dầu mỏ ở áp suất thường gồm:
- Sơ đồ bốc hơi một lần và tinh luyện một lần trong cùng một tháp chưng luyện.
Phân đoạn 2
Phân đoạn 3
Phân đoạn 1
Xăng
Dầu thô
Mazut
Hình 6
Loại sơ đồ này có ưu điểm là sự bốc hơi đồng thời các phân đoạn sẽ giảm được nhiệt độ bốc hơi và nhiệt lượng đun nóng dầu trong lò. Thiết bị đơn giản gọn gàng, nhưng lại có nhược điểm: đối với dầu chứa nhiều khí hoà tan cũng như chứa nhiều phân đoạn nhẹ, nhiều tạp chất lưu huỳnh thì gặp nhiều khó khăn trong quá trình chưng cất, do áp suất trong các thiết bị trong sơ đồ đều lớn, nên thiết bị phải có độ bền lớn làm bằng vật liệu đắt tiền, đôi khi còn có hiện tượng nổ, hỏng thiết bị do áp suất trong tháp tăng đột ngột.
- Sơ đồ bốc hơi 2 lần và tinh luyện 2 lần trong 2 tháp nối tiếp nhau.
Loại này có 2 sơ đồ: sơ đồ 1 (hình 7), sơ đồ 2 (hình 8).
Phân đoạn 2
Phân đoạn 1
Xăng
Dầu nóng
Mazut
Xăng nhẹ
Hình 7
Phân đoạn 2
Phân đoạn 1
Xăng
Dầu nóng
Mazut
Phân đoạn 3
Hình 8
Thiết bị chưng cất theo sơ đồ 1 gồm hai tháp nối tiếp nhau, quá trình bốc hơi hai lần và tinh luyện hai lần trong hai tháp nối tiếp nhau. Loại này thường áp dụng để chế biến những loại dầu có chứa nhiều phân đoạn nhẹ, những hợp chất chứa lưu huỳnh và nước.
Nhờ các cấu tử nhẹ, nước được tách ra sơ bộ ở tháp thứ nhất, nên trong các ống xoắn của lò và tháp thứ hai không có hiện tượng tăng áp suất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status