Nghiên cứu công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 2
1.2. Mục đích – Yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
2.1. Giới thiệu chung về tía tô ......................................................................................... 3
2.1.1. Đặc tính thực vật ................................................................................................. 4
2.1.2. Phân bố và sinh thái của cây tía tô ........................................................................ 4
2.1.3.Thành phần hóa học của lá tía tô ............................................................................ 5
2.2. Giới thiệu chung về tinh dầu tía tô ........................................................................... 6
2.2.1. Tính chất vật lý ...................................................................................................... 6
2.2.2. Thành phần hóa học .............................................................................................. 7
2.2.3. Một số hợp chất chính trong tinh dầu ................................................................. 10
2.3. Vai trò, ứng dụng của tinh dầu lá tía tô .................................................................. 14
2.3.1. Ứng dụng của tinh dầu tía tô trong lĩnh vực thực phẩm ..................................... 14
2.3.2. Ứng dụng của tinh dầu tía tô trong lĩnh vực y học ............................................. 15
2.3.3. Ứng dụng của tinh dầu tía tô trong lĩnh vực mỹ phẩm ....................................... 16
2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tinh dầu lá tía tô trên thế giới và ở Việt
Nam ............................................................................................................................... 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tía tô trên thế giới ........................... 17
2.4.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tía tô ở trong nước .......................... 19
2.5. Phương pháp chưng cất tinh dầu ........................................................................... 20
2.5.1. Nguyên lý chung ................................................................................................. 21
2.5.2. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất ............................... 22
2.6. Quy trình công nghệ, thiết bị và các yếu tố ảnh hưởng ......................................... 23
2.6.1.Quy trình công nghệ chưng cất lá tía tô dự kiến .................................................. 23
2.6.2. Thiết bị chưng cất ................................................................................................ 23
2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu tía tô ............................ 25
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 27
3.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ............................................................................... 27
3.1.1. Nguyên liệu ......................................................................................................... 27
3.1.2. Hóa Chất .............................................................................................................. 27
3.1.3. Thiết bị và dụng cụ.............................................................................................. 28
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.3.1. Phương pháp hóa lý ............................................................................................. 29
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 31
3.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm ...................................................... 36
3.3.4. Phương pháp đo đạc và xử lý số liệu .................................................................. 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 40
4.1. Phân tích, đánh giá và lựa chọn nguyên liệu .......................................................... 40
4.1.1. Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu lá tía tô ............................................. 42
4.1.2. Kết quả xác định các thành phần cơ lý của nguyên liệu lá tía tô ........................ 42
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu
nhận tinh dầu từ lá tía tô ................................................................................................ 43
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến hiệu suất thu nhận tinh
dầu tía tô ........................................................................................................................ 45
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị
chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu tía tô ........................................................... 46
4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh
dầu từ lá tía tô ................................................................................................................ 47
4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến hiệu suất thu nhận
tinh dầu lá tía tô ............................................................................................................. 48
4.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh
dầu lá tía tô .................................................................................................................... 49
4.9. Kết quả phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu tía tô .......................... 50
4.9.1. Phân tích các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm ............... 50
4.9.2. Phân tích các thành phần hóa học của các sản phẩm tinh dầu lá tía tô ............... 51
4.10. Đề xuất quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu tía tô ........................................ 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 55
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 57
1. TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 57
2. TIẾNG ANH ............................................................................................................ 58

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chất thơm nói chung hay tinh dầu nói riêng đã gắn liền với cuộc sống và gắn
liền với nền văn minh của nhân loại từ hàng nghìn năm nay. Chúng ta đều biết đến
những sản vật có hương thơm thường dâng lên cho các vị thần. Ngay từ thời thượng
cổ, người dân thường khai thác và sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô.
Thời kỳ trung cổ - khoảng thế kỷ XV, người ta đã biết dùng các loại rễ cây có tinh dầu
để thờ cúng. Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, tinh dầu đã được sử dụng để làm
thơm cho tóc và da mặt, dùng chữa bệnh và dùng trong đời sống hàng ngày của con
người. Đến thế kỷ XX, chất thơm được phát triển rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất nguyên liệu hóa học và phục vụ công nghiệp hương phẩm, thực phẩm,
dệt luyện kim... [13].
Tinh dầu vốn là những giọt rất nhỏ, tinh túy, cô đặc nhất của các loài thảo dược,
đôi khi nó chỉ là những phân tử thơm được hình thành qua chức năng điều tiết trong
các loại thân cây nó tạo nên sự hấp dẫn, quyến rũ, mang lại sức sống, sự tươi tắn và
tạo thêm sự phong phú cho cuộc sống [7]. Nó là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào
nhau, có mùi đặc trưng. Ở nhiệt độ thường tinh dầu hầu hết ở thể lỏng không tan trong
nước hay tan rất ít, nhưng lại tan tốt trong dung môi hữu cơ như rượu ete, chất béo.
Tinh dầu bay hơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh
[9]. Khi xã hội ngày càng phát triển, văn minh thì tinh dầu càng đa dạng cả về số
lượng lẫn chất lượng. Tinh dầu được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất
và đời sống, đặc biệt trong công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm.
Trong những năm gần đây, người dân có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không độc hại, và có thể
hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào cơ thể và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Do
vậy, những loại cây cho tinh dầu quý, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực sản
xuất và đời sống đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, khai thác và chế
biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chúng.
Như chúng ta đã biết thì Việt Nam nằm trong vùng khí hậu Á nhiệt đới có gió
mùa. Lượng mưa lớn trung bình từ 1500-3000 mm, độ ẩm tương đối cao về mùa hè từ
85-95%, cây cối tươi tốt quanh năm, thảm thực vật rất phong phú và đa dạng.
Trong số hơn 550 loại cây có chứa tinh dầu đa dạng và phong phú ở Việt Nam
thì tía tô là một trong những loại cây đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu.
Lá tía tô chứa 0,3-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô [14]. Tinh dầu lá tía tô từ
lâu đã được con người khai thác và sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Loại
tinh dầu này chứa một số thành phần chủ yếu là perilla aldehyde (55%), limonene (20-
30%), α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol… [4, 14]. Chúng được sử
dụng trong y học, sản xuất nước hoa, các loại mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm. Tinh dầu
chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống ngộ độc cua cá, giảm triệu
chứng trầm cảm, chống ung thư, giải cảm… Loại tinh dầu này được sử dụng như chất
tạo hương và làm ngọt nhân tạo trong các loại nước giải khát, nước sốt, thuốc lá...
[26].
Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế to lớn mà tinh dầu tía tô đem lại thì đây
thực sự được coi là một sản phẩm quý và đáng được quan tâm. Hiện nay, tinh dầu lá
tía tô được sản xuất rộng rãi tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Phương pháp
khai thác chủ yếu là chưng cất hơi nước [14]. Đây được coi là phương pháp đơn giản,
hiệu quả thu hồi cao và chi phí sản xuất thấp.
Xét về điều kiện tự nhiên, với nguồn nguyên liệu sẵn có.Việt Nam chúng ta
hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi lớn từ việc sản xuất loại tinh dầu quý này.
Từ những thực tế, và những điều kiện thuận lợi trên, chúng tui tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô”. Đây là việc
làm cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Xây dựng được quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô cho hiệu suất
thu nhận và chất lượng tinh dầu cao.
- Tạo ra sản phẩm mới, góp phần đa dạng hóa các hợp chất thơm thu nhận từ
thực vật.
1.2.2. Yêu cầu
- Phân tích, đánh giá chất lượng nguyên liệu lá tía tô;
- Xác định phương pháp xử lý nguyên liệu phù hợp trước khi chưng cất;


5UaqR5u9070cNIU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status