Nghiên cứu lên men tổng hợp kháng sinh từ Streptomyces 180.245 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển về vi sinh vật học , với bước ngoặt lịch sử là phát minh về penicilin đã
mở ra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra ngành công nghệ sản xuất kháng sinh và
ứng dụng kháng sinh vào điều trị cho con ngườ i. Từ khi ra đời đến nay, kháng sinh
luôn thể hiện được vai trò quan trọng trong y học, trở thành công cụ đắc lực trong
phòng và chữa bệnh. Vì vậy, nhu cầu có các kháng sinh có hiệu quả cao, ít bị kháng
và độc tính thấp là tất yếu đối với nền y tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam
chúng ta – một nước đang phát triển có tỉ lệ bệnh nhiễm trùng cũng như tỉ lệ kháng
kháng sinh cao.
Môi trường khí hậu đa dạng ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi
sinh vật phát triển, trong số đó là xạ khuẩn. Rất nhiều xạ khuẩn, đặc biệt là xạ khuẩn
thuộc chi Streptomyces có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh và nhiều hoạt chất có
giá trị trong y học khác. Với thực trạng nước ta hiện nay, hầu hết kháng sinh trên thị
trường là nhập khẩu (dạng thành phẩm hay bán thành phẩm ), ngành công nghiệp
sản xuất kháng sinh chưa phát triển, đây là một hướng nghiên cứu nhằm tìm ra các
thuốc mới, kháng sinh mới đưa vào sản xuất và điều trị. Do đó, chúng tui đã lựa
chọn đề tài “ Nghiên cứu lên men tổng hợp kháng sinh nhờ Streptomyces
180.245 ” làm khóa luận tốt nghiệp với các mục tiêu sau :
- Phân loại xạ khuẩn Streptomyces 180.245,
- Chọn lọc, cải tạo giống để nâng cao hiệu suất sinh tổng hợp kháng sinh,
- Xác định các điều kiện tối thích để lên men, chiết tách kháng sinh,
- Sơ bộ xác định một số tính chất lý, hóa của kháng sinh thu được .
I. TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về kháng sinh
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận được từ VSV hay các nguồn
khác có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt một cách chọn
lọc lên một nhóm VSV xác định (vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,…) hay tế
bào ung thư ở nồng độ thấp [10,16] Cần phân biệt một số chất cũng do VSV tạo ra
nhưng không được gọi là kháng sinh (ethanol, các acid hữu cơ,…) vì chúng tác
dụng lên VSV khác không chọn lọc và ở nồng độ cao.[16]
1.1.2 Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách phân loại kháng sinh: theo nguồn gốc, theo tính nhạy cảm của
vi khuẩn với kháng sinh, theo cơ chế tác dụng ,…[10,17] Phân loại kháng sinh theo
cấu trúc hóa học rất quan trọng vì nó giúp cho người nghiên cứu nhanh chóng định
hướng được các đặc điểm của chất kháng sinh mới phát hiện khi biết được cấu trúc
hóa học của nó, tránh lãng phí thời gian để nghiên cứu về các đặc điểm khác. [7]
Sau đây là một số nhóm kháng sinh phân loại theo cấu trúc hoá học : [7,10]
- Các kháng sinh β-lactam ( các penicillin, cephalosporin)
- Các kháng sinh cloramphenicol ( cloramphenicol,...)
- Các kháng sinh aminoglycosid (streptomycin, gentamicin,…)
- Các kháng sinh có cấu trúc 4 vòng (tetracyclin , minocyclin…)
- Các kháng sinh polypeptid (polymyxin, bacitracin…)
- Các kháng sinh macrolid (erythromycin, spiramycin…)
- Các kháng sinh lincosamid ( clindamycin , lincomycin ,…)
- Các kháng sinh ansamycin ( rifamycin, rifampicin )
- Các kháng sinh polyen (nystatin, amphotericin B…)
- Các kháng sinh nhóm antracyclin (daunorubicin)
- Các kháng sinh nhóm actinomycin (dactinomycin D).
- Các kháng sinh nhóm quinolon ( ciprofloxacin , ofloxacin ,…)
- Các kháng sinh sulfonamid (sulfamethoxazol )
1.1.3 Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Các kháng sinh tác dụng chủ yếu qua việc ức chế các phản ứng tổng hợp
khác nhau của tế bào VSV gây bệnh bằng cách gắn vào các vị trí chính xác hay các
phân tử đích của tế bào VSV, làm biến đổi các phản ứng đó[10,17].
Mỗi nhóm kháng sinh tác dụng lên các đích khác nhau ở vi khuẩn. Có 6
kiểu chủ yếu [17]:
- Tác dụng lên việc tổng hợp thành tế bào,
- Tác dụng lên màng nguyên sinh chất,
- Tác dụng lên sự tổng hợp AND,
- Tác dụng lên sự tổng hợp protein,
- Tác dụng lên sự trao đổi hô hấp,
- Tác dụng lên sự trao đổi chất trung gian.
Hình 1: Sơ đồ cơ chế tác dụng của các họ kháng sinh chính
1.1.4 Các ứng dụng của kháng sinh


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status