Tổng quan về tác dụng bất lợi của 30 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có nền y học cổ truyền phát triển ở khu vực
châu Á. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc phòng và điều trị
bệnh.Trong những năm trở lại đây, xu hướng của thế giới lại quay trở về với thuốc y
học cổ truyền do những đặc tính ưu việt của nó so với thuốc tây y: an toàn và ít độc
tính hơn. Ở nước ta, với thế mạnh về nguồn dược liệu phong phú, sẵn có thì sử dụng
thuốc đông y phòng và điều trị bệnh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong
nhu cầu khám chữa bệnh thiết yếu của người dân.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đặc biệt trong lĩnh
vực y dược học, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đưa ra những bằng chứng
khoa học làm sáng tỏ tác dụng của thuốc đông y phù hợp với quan niệm y học hiện
đại. Bên cạnh đó cũng phát hiện ra những tác dụng bất lợi, tác dụng không mong
muốn thậm chí khá nghiêm trọng, nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Song hiện
nay, thông tin về tác dụng điều trị đặc biệt tác dụng bất lợi của thuốc đông y còn
quá ít và rời rạc. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác khám chữa bệnh và
tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Nhằm phần nào đáp ứng nhu cầu trên, từ năm 2010, một nhóm các đề tài tổng
quan tài liệu về tác dụng bất lợi của các vị thuốc nằm trong danh mục thuốc y học
cổ truyền chủ yếu của Bộ y tế đã được thực hiện.
Với cùng hướng tiếp cận với nhóm đề tài trên, chúng tui tiếp tục thực hiện đề tài:
“Tổng quan về tác dụng bất lợi của 30 vị thuốc thuộc danh mục thuốc y học cổ
truyền chủ yếu ”. Mục đích của chúng tui là tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách
khách quan, cập nhật các thông tin về tác dụng bất lợi của các vị thuốc trong danh
mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế từ các nguồn tin cậy; hệ thống hóa và tóm lược,
chọn lọc thông tin dựa trên các tiêu chí mà xu hướng thế giới đang quan tâm về tác
dụng bất lợi để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng. Chúng tui hi vọng rằng những
thông tin được đưa ra trong đề tài sẽ giúp ích được phần nào cho các thầy thuốc,
nhân viên y tế; góp phần vào việc sử dụng thuốc y học cổ truyền hợp lí, an toàn và
hiệu quả.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan niệm y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa phản ứng bất lợi của thuốc
WHO định nghĩa về phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse drug reaction -
ADR) như sau: “Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được
định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán
hay chữa bệnh hay làm thay đổi một chức năng sinh lý.” [5, tr.66], [79], [100,
tr.7]. Định nghĩa này được ứng dụng và phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Theo Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kì (American Society of Health System
Pharmacists- ASHP), ADR là bất kì đáp ứng không được mong đợi, không dự tính
trước, không mong muốn hay vượt quá mức cần thiết mà gây ra:
 Ngừng thuốc.
 Thay đổi thuốc điều trị.
 Thay đổi liều dùng (trừ hiệu chỉnh liều).
 Bệnh nhân nhập viện.
 Kéo dài thời gian nằm viện.
 Điều trị hỗ trợ.
 Phức tạp cho chẩn đoán.
 Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng.
 Tổn thương lâu dài/ tạm thời, gây tàn tật/tử vong [79].
Để thúc đẩy việc thu thập báo cáo tự nguyện, FDA đưa ra định nghĩa phản ứng
bất lợi là: “ biến cố bất lợi liên quan đến việc sử dụng thuốc cho người, có hoặc
chưa được coi là liên quan đến thuốc, bao gồm: biến cố bất lợi xảy ra trong khi
sử dụng thuốc trong hoạt động y tế, biến cố bất lợi xảy ra do dùng quá liều (vô
tình hay cố ý), biến cố bất lợi xảy ra do lạm dụng thuốc, biến cố bất lợi xảy ra khi
ngừng thuốc và bất kì dấu hiệu không đạt được tác dụng dược lí vốn có ” [21].
Tuy nhiên, các định nghĩa này đều không bao gồm các ADR do thuốc bị nhiễm
bẩn (thuốc y học cổ truyền, dược liệu) hay do các tá dược trong công thức bào
chế.
1.1.2. Phân loại phản ứng bất lợi của thuốc
 Phân loại theo tần suất gặp:
+ Rất thường gặp ADR > 1/10.
+ Thường gặp ADR > 1/100.
+ Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100.
+ Hiếm gặp ADR < 1/1000.
+ Rất hiếm gặp ADR < 1/10000 [5, tr.66].
 Phân loại theo mức độ nặng của bệnh do phản ứng bất lợi của thuốc gây ra:
+ Nhẹ: không cần điều trị, không cần giải độc, thời gian nằm viện rất ít.
+ Trung bình: cần có thay đổi trong điều trị, cần điều trị đặc hiệu hay kéo
dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày.
+ Nặng: có thể đe dọa tính mạng, gây bệnh tật lâu dài hay cần chăm sóc tích
cực.
+ Tử vong: trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tử vong của bệnh nhân [5,
tr.66].
 Phân loại theo typ:
Theo Rawling và Thompson (1977), ADR được phân làm 2 typ cơ bản:
+ Typ A:
 Tiên lượng được.
 Thường phụ thuộc vào liều dùng.
 Liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc: là tác dụng dược lý
quá mức hay là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí
khác.
+ Typ B:
 Thường không tiên lượng được.
 Không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc.
 Thường liên quan tới các yếu tố di truyền hay miễn dịch, u
bướu hay các yếu tố gây quái thai [5, tr.67].
Ngoài ra còn mở rộng phân loại theo typ thành các typ sau đây:
+ Typ C:
 Đặc điểm: ít phổ biến, thường liên quan tới liều tích lũy và thời
gian sử dụng.
 Xử lí: giảm dần liều theo lộ trình trước khi dừng thuốc.
+ Typ D:
 Đặc điểm: ít phổ biến, phụ thuộc liều, xảy ra ở thời điểm cách
xa thời điểm dùng thuốc.
 Xử lí: thường rất khó khăn.
+ Typ E:
 Đặc điểm: ít phổ biến, xảy ra ngay sau ngừng thuốc.
 Xử lí: dùng lại và giảm dần liều.
+ Typ F:
 Đặc điểm: phổ biến, liên quan tới liều, thường do tương tác
thuốc.
 Xử lí: tăng liều, cân nhắc hiệu quả của biện pháp phối hợp thuốc
[22].
 Phân loại theo hệ thống DoTS (Do: dose, T: time, S: sensitivity)
+ Mối liên quan liều lượng và ADR (Do).
Phản ứng xảy ra ở liều thấp hơn liều điều trị, liều điều trị, liều cao hơn liều
điều trị.
+ Mối liên quan thời gian xảy ra phản ứng và ADR (T).
Chia làm 6 loại nhỏ: nhanh, liều đầu, sớm, trung bình, muộn và chậm.
+ Mối liên quan mức độ nhạy cảm của bệnh nhân và ADR (S).
Biến dị kiểu gen, tuổi, giới tính, thay đổi sinh lí, yếu tố ngoại sinh, bệnh tật
[23].
1.2. Tác dụng bất lợi của thuốc theo quan điểm y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền
Khái niệm vị thuốc có độc theo y học cổ truyền chia thành 2 loại:
- Những vị thuốc độc có thể gây nguy hiểm cho người dùng: ngộ độc, thậm chí gây
tử vong như: Phụ tử, Mã tiền, Hoàng nàn, Ba đậu, Thần sa, Thường sơn.
- Một số vị thuốc có tác dụng quá mạnh, gây rối loạn chức năng cơ thể như: một số
vị thuốc trong nhóm trục thủy gồm Cam toại, Đại kích, Khiên ngưu tử, Thương
lục…
- Một số vị thuốc gây kích ứng, mẩn ngứa, phát ban: Bán hạ, Nam tinh, Dã
vu…[15, tr.318].
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng đề cập tới tác dụng không mong muốn của một
số vị thuốc gây rối loạn một số chức năng chuyển hóa thông thường như: đầy bụng,
tiêu chảy, mẩn ngứa, táo bón…[15, tr.319].
1.2.2. Nguyên nhân gây tác dụng bất lợi của thuốc y học cổ truyền
- Bản chất thành phần hóa học của dược liệu dùng làm thuốc
+ Nhóm dược liệu chứa saponin thường gây vỡ hồng cầu (phá huyết), kích ứng
niêm mạc, hắt hơi, đỏ mắt, liều cao gây nôn mửa, tiêu chảy.
+ Nhóm dược liệu chứa coumarin thường có tác dụng chống đông máu.
+ Nhóm dược liệu chứa anthranoid thuộc họ Rau răm thường gây nhuận tràng, tẩy
xổ.
- Phương pháp chế biến
Các vị thuốc được ghi là có độc đều phải qua chế biến giảm độ độc thì mới dùng
làm thuốc. Nếu quá trình chế biến không tốt, khi dùng có thể gây hại do độc tố vẫn
chưa loại bỏ hết. Nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không đạt
tiêu chuẩn như: Mã tiền, Phụ tử, Bán hạ…
- Tương tác thuốc
Đó là trường hợp hai vị thuốc tương phản nhau khi dùng phối hợp chúng sẽ gây
ra những phản ứng không tốt và gây thêm độc tính cho cơ thể. Chẳng han dùng Tế
tân với Lệ lô dẫn đến mù mắt cho bệnh nhân.
- Thời gian sử dụng kéo dài hay dùng liều cao quá mức cho phép
+ Trạch tả dùng một liều lớn có thể gây di, mộng tinh.
+ Tri mẫu dùng thời gian dài có thể gây đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột.
- Sự nhầm lẫn giữa các vị thuốc sau chế biến, các dược liệu do có một số đặc điểm
giống nhau về màu sắc, hình dáng, mùi vị.
- Do các chất bảo quản dược liệu, vị thuốc gây dị ứng, độc tính hay các tác dụng
phụ khác.
- Một số nguyên nhân khác: điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), nhiễm
nấm mốc, kí sinh trùng gây hại…
1.3. Việc nghiên cứu tác dụng bất lợi của vị thuốc
1.3.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến độc tính, các
tác dụng bất lợi chủ yếu trên động vật, từ động vật, ngoại suy ra tác dụng trên con
người, một số ít là kết quả theo dõi trên lâm sàng. Độc tính thường được nghiên cứu
ở các trường hợp độc tính cấp, bán trường diễn, trường diễn, bất thường. Đồng thời,
các phản ứng có hại được tập trung nghiên cứu trên các đối tượng như: phụ nữ có
thai, cho con bú, trẻ em… , trên các tạng phủ như: tim, dạ dày, gan, thận…, trên các
rối loạn chức năng như: máu, dị ứng, chuyển hóa…và các tác dụng gây ung thư, đột
biến [95].
1.3.2. Ở Việt Nam
Việc sản xuất và sử dụng thuốc cổ truyền ở Việt Nam là rất phổ biến nhưng
việc nghiên cứu và thống kê về an toàn cây thuốc còn rời rạc chưa hệ thống, dẫn tới
nguy cơ tiềm ẩn gây các phản ứng bất lợi cho người dùng, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người. YHCT đề cập đến độc tính cấp, vị thuốc gây kích ứng mà chưa có
khái niệm độc trường diễn, bán trường diễn, Vì vậy, cần bước đầu hệ thống lại các
thông tin về an toàn, độc tính, tác dụng có hại của các cây thuốc, vị thuốc.




dG31F8854n58Q21
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status