Nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa học của vị thuốc ba chạc (Euodia Lepta (Spreng.) Merr., họ Cam Rutaceae) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thức được giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng, thời gian gần đây, việc
sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong vấn đề chăm sóc sức khỏe
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển. Hiện nay, rất
nhiều dược liệu và các bài thuốc dân gian đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng
trong điều trị. Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời về sử dụng cây cỏ
làm thuốc do có một thảm thực vật vô cùng phong phú. Do đó, để bảo tồn và phát
triển nền y học cổ truyền dân tộc thì việc nghiên cứu và khai thác các tài nguyên
dược liệu là một vấn đề đã và đang được quan tâm phát triển.
Cây Ba chạc là một trong những cây dược liệu khá phổ biến, mọc hoang ở
nhiều vùng trên khắp nước ta, được dùng từ lâu trong dân gian với mục đích chữa
ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, trị phong thấp, đau nhức gân xương…Trên thế
giới và Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về thành phần hóa học lá Ba chạc, còn
các bộ phận khác hầu như ít được nghiên cứu. Để góp phần đánh giá đầy đủ về tiềm
năng của cây thuốc này, từ đó có cơ sở khoa học để khai thác sử dụng một cách hợp
lí, an toàn và hiệu quả, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
vi học và thành phần hóa học vị thuốc Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.,
họ Cam Rutaceae)”.
Với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm vi học lá, cành non và vỏ thân Ba chạc.
2. Nghiên cứu sơ bộ các thành phần hóa học lá, cành non và vỏ thân Ba chạc.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Ba chạc có tên khoa học là Euodia lepta (Spreng.) Merr.; vị trí phân loại
được tóm tắt theo sơ đồ sau [1], [2], [9].
Giới thực vật bậc cao
Ngành Ngọc lan (Mangnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Liên bộ Cam (Rutanae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Cam (Rutaceae)
Chi Euodia
Loài Euodia lepta (Spreng.)Merr.
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Tên Việt Nam: Ba chạc, chè đắng, cây dầu dấu, chè cỏ, hủ nậm, thùa kheo, bí bái
đực, ba gạc tắm ghẻ, bẩu khâm (Tày), co sám véng (Thái) [4].
Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Euodia triphylla Guill on D.C.; Melicope ptelefolia (Cham. Ex
Benth.) Hartley; Ilex lepta Sprengel; Lepta triphylla Loureiro [4], [18].
Họ Cam (Rutaceae).
Cây nhỏ, cao 1 – 3m, có khi hơn (4 – 5m). Cành non có lông, sau đó nhẵn. Lá
kép mọc đối, có ba lá chét, mép nguyên, gân phụ 15 – 20 cặp, lá non có lông rất
mịn, lá chét hình trái xoan: dài 4,5 – 13cm, rộng 2,5 – 5,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn;
cuống lá dài có lông, tày ở phần dính vào thân, cuống lá chét không có hay rất
ngắn. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ; hoa nhỏ màu trắng;
lá đài hình trái xoan, có lông ở mép; cánh hoa có 4 – 5, dài gấp 3 lần lá đài, hơi
khum ở đầu, nhẵn; nhị 4, chỉ nhị bằng hay dài hơn cánh hoa; bầu nhụy hình trứng,
có lông, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy có 4 rãnh. Quả nang hình trái xoan, khi chín màu
đỏ, chia làm 1– 4 mảnh, vỏ nhẵn (1– 4 hạch nhẵn), phía ngoài nhăn nheo; mỗi ngăn
chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng. Toàn cây có tinh dầu
thơm [4], [9], [12].
Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 7 [4], [9].
1.1.3. Phân bố và bộ phận dùng
 Phân bố: Ba chạc là cây bụi ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên nhiều loại
đất khác nhau. Trên thế giới, cây Ba chạc phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, chủ
yếu ở các nước như Trung quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan,
Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang, rất phổ biến trên khắp nước ta từ miền Bắc
đến miền Nam. Cây thường được gặp ở các vùng đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa,
hay trong các bụi cây ở vùng đồng bằng [4], [9], [12], [18].
 Bộ phận dùng: Lá thu hái quanh năm dùng tươi hay khô (phơi khô trong râm
hay sấy khô) [4], [9]. Thân và rễ rửa sạch thái lát, phơi khô [4], [9], [12].
1.2. Thành phần hóa học
1.2.1. Thành phần hóa học các bộ phận trên mặt đất cây Ba chạc
Li G.L. và cộng sự đã nghiên cứu phần trên mặt đất cây Ba chạc Trung Quốc, kết
quả là phân lập được 13 hợp chất 2,2-dimethylchromen: Leptol A (1), Ethylleptol A
(2), Lepten A (3) [22]; Methylleptol A (4), Leptonol (5) [25]; Leptol B (6),
Ethylleptol B (7), Methylleptol B (8), Lepten B (9), Evodion (10), Isoevodionol
(11), Alloevodion (12) [24]; Methylevodionol (13) [23].
H
3CO
OH
(1) Leptol A
O
OCH3
OCH
3
H
3CO
OC2H5
(2) Ethylleptol A
O
OCH3
OCH3
(3) Lepten A
O
OCH3
OCH
3


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status