Nghiên cứu thành phần hóa học của loài Ficus rumphii Blume, họ dâu tằm Moraceae - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN..................................................................................2
1.1. Tổng quan về chi Ficus L. ........................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Ficus L. ....................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Ficus L. .............................................2
1.1.3. Thành phần hóa học của một số loài được dùng làm thuốc trong chi
Ficus L................................................................................................................3
1.1.3.1. Nhóm terpenoid..................................................................................3
1.1.3.2. Nhóm phenolic ...................................................................................9
1.1.3.3. Các nhóm chất khác..........................................................................13
1.1.4. Ứng dụng của chi Ficus L. trong y học cổ truyền..................................13
1.2. Tổng quan về loài Ficus rumphii Blume ................................................14
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Ficus rumphii Blume................14
1.2.2. Thành phần hóa học của Ficus rumphii Blume .....................................14
1.2.3. Công dụng trong y học cổ truyền của Ficus rumphii Blume..................14
1.2.4. Tác dụng dược lý của Ficus rumphii Blume..........................................15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị................................................................................16
2.1.1. Nguyên vật liệu .......................................................................................16
2.1.2 Thiết bị.....................................................................................................17
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.........................................................17
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN.................................19
3.1. Xác định sự có mặt của một số nhóm chất hữu cơ trong lá cây Lâm vồ ( F.
rumphii Blume) bằng các phản ứng hóa học ......................................................19
3.2. Chiết xuất phân đoạn dịch chiết n – hexan và ethyl acetat lá cây Lâm vồ
(Ficus rumphii Blume).........................................................................................26
3.3. Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn n – hexan và ethyl acetat lá cây
Lâm vồ (Ficus rumphii Blume) ...........................................................................28
3.3.1. Định tính phân đoạn n – hexan, ethyl acetat lá cây Lâm vồ bằng sắc ký
lớp mỏng. ..........................................................................................................28
3.3.1.1 Định tính phân đoạn n – hexan bằng sắc ký lớp mỏng .......................28
3.3.1.2. Định tính phân đoạn ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng....................29
3.3.2. Phân lập một số chất trong phân đoạn n – hexan...................................31
3.3.3. Phân lập một số chất trong phân đoạn ethylacetat .................................36
3.4. Bàn luận ........................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................43
1. Kết luận............................................................................................................43
2. Đề xuất .............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ficus L. là chi lớn nhất trong họ Dâu tằm (Moraceae) đã được sử dụng trong y
học cổ truyền với rất nhiều công dụng khác nhau như: quả phức của cây Sung cong
(F. stenophylla Hemsl.) dùng làm thuốc phong thấp; rễ cây Vú bò (F. hirta Vahl)
chữa bế kinh, bạch đới, ít sữa; tua rễ của một số loài như Đa búp đỏ (F. elastica
Roxb), Đề (F. Religiosa L.), Đa nhiều rễ (F. macrophylla), Đa lá tròn (F.
benghalensis L.) được dùng làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp xơ gan cổ trướng...
[4], [11]. Các kết quả về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của một số loài
thuộc chi Ficus L. cho thấy đây là một chi có tiềm năng.
Trong khi một số cây như Đề, Đa, Si, Vả, Sung... đã được nhiều người biết đến
như là các loài cây cảnh, cây ăn quả, cây thuốc thì Lâm vồ (Ficus rumphii Blume),
một loài cây có đặc điểm bên ngoài gần giống với cây Đề (Ficus religiosa L.) lại ít
được đề cập đến. Hiện nay, cây Lâm vồ cũng được trồng ngoài đường phố, công
viên, khuôn viên các công sở, trường học, đình chùa để lấy bóng mát, làm cảnh.
Trong y học cổ truyền, quả chín cây Lâm vồ được dùng để trị ghẻ, nhựa mủ trị giun,
vỏ cây trị rắn cắn...[4]. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như chưa
có nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của cây này.
Trong chương trình sàng lọc tác dụng in vitro trên sỏi tiết niệu của các loài thuộc
chi Ficus L., nhóm nghiên cứu của chúng tui nhận thấy dịch chiết nước và phân
đoạn dịch chiết n – hexan từ dich chiết ethanol 70% của lá cây Lâm vồ có tác dụng
ức chế hình thành tinh thể calci oxalat in vitro [7]. Kết quả này cùng với các lý do
kể trên đã định hướng cho chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục
tiêu sau:
- Xác định sự có mặt của một số nhóm chất chính trong lá cây Lâm vồ.
- Phân lập một số thành phần từ lá cây Lâm vồ.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Ficus L.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Ficus L.
Cây Lâm vồ thuộc chi Ficus L., một chi thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Việc phân
loại chi Ficus L. được dựa trên hệ thống phân loại của A. L. Takhtajan năm 1987 về
nhóm thực vật có hoa và các nhóm thực vật bậc cao có mạch khác, chỉnh lý một
phần theo hệ thống năm 1996 của A. L. Takhtajan. Vị trí phân loại của chi Ficus L.
được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Giới thực vật Plantae
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Sổ Dilleniidae
Bộ Gai Urticales
Họ Dâu tằm Moraceae
Chi Ficus L.
[4]
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Ficus L.
Họ Dâu tằm (Moraceae) trên thế giới có 60 chi, 1550 loài; chi Đa (Ficus L.) hay
còn gọi là Sung, Đề, Si, Ngái... là chi lớn nhất trong họ Dâu tằm, có khoảng 1000
loài trên thế giới.[1], [5], [12]
Các cây trong chi Đa có thể là cây gỗ lớn, cây nhỡ hay dây leo, có nhựa mủ
trắng. Nhiều loài thuộc chi Ficus L. có phần rễ phụ trên không, mọc từ cành hoặc
thân hướng xuống dưới. Lá đơn, mọc so le hay mọc đối, nguyên, chia thùy hay có
răng, gân lông chim hay chân vịt; lá kèm 2, thường rụng sớm và để lại một vết sẹo
lá. Cụm hoa gồm nhiều hoa chứa trong một đế hoa kín gọi là “sung”, phía trên có
một lỗ mở có vẩy; cụm hoa ở nách các lá hay ở sẹo lá, hay trên thân cây già, hoặc
các nhánh từ rễ, có hình dạng thay đổi và thường có 3 lá bắc mọc vòng tạo thành
bao chung. Trong đế hoa sung có các hoa đực, cái hay trung tính, hoa đực ở phía
trên, hoa cái nhiều ở phía dưới và hoa trung tính tiêu giảm thành đài hay hoa cái.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status