Khảo sát điều kiện nuôi cấy vi khuẩn nitrobacter trong nồi lên men 10l - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tổng quan tài liệu
1. Giới thiệu vi khuẩn Nitrobacter
2. Ứng dụng vi khuẩn Nitrobacter
2.1 Chu trình nitơ trong nước
2.1.1 Quá trình amôn hóa
2.1.2 Quá trình nitrat hóa
2.4 Quá trình phản nitrat hóa
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước
2.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ao nuôi(bỏ)
2.2.1.1 Nguồn gây ô nhiễm NH3 và NO2 trong ao nuôi(bỏ)
2.2.1.2 Quá trình phân giải urê
2.2.1.3 Quá trình amon hóa protein
2.2.1.4 Các chất thải khác trong ao nuôi
2.2.2 Tác hại của NH3, NO2 trong ao nuôi(trong môi trường nước)
2.3. Ứng dụng vi khuẩn nitrat hóa
3. Công nghệ lên men
2.1. Khái niệm về lên men
2.2. Nguyên lý chung
2.3. Các phương pháp lên men
2.3.1 Lên men bề mặt
2.3.2. Lên men chìm
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy thu sinh khối vi khuẩn
4.1. Yếu tố dinh dưỡng.
4.1.1 Nguồn cacbon
4.1.2 Nguồn thức ăn nitơ
4.1.3 Chất khoáng
4.2 Yếu tố môi trường
4.2.1 Nhiệt độ
4.2.2 pH
4.2.3 Oxi
4.3 Nguồn gốc chủng
4.4 Tỉ lệ giống
4.5 Thiết bị lên men
4.6 Tốc độ khuấy
4.7 Lưu lượng thông khí
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1 Chủng giống
2.1.2 Môi trường
2.1.2.1 Môi trường Winogradsky
2.1.2.2 Môi trường Hottinger
2.1.3 Hóa chất
2.1.3.1 Nước muối sinh lý
2.1.3.2 Thuốc thử Griess I
2.1.3.3 Thuốc thử Griess II
2.1.3.4 Thuốc nhuộm Gram
2.1.4 Dụng cụ
2.1.5 Thiết bị
2.2 Phương pháp nghiên cứu(in hoa)
2.2.1 Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn Nitrobacter sp.
2.2.2 Phương pháp làm tiêu bản quan sát hình thái vi khuẩn và khuẩn lạc(đổi vào mục2.1.1)
2.2.3 Phương pháp xác định thời gian thế hệ của vi khuẩn(bỏ)
2.2.4 Phương pháp kiểm tra vô trùng
2.2.5 Phương pháp kiểm tra độ sống
2.2.6. Phương pháp kiểm tra OD canh cấy trong quá trình lên men.
2.2.7 Phương pháp xây dựng đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy tĩnh.
2.2.8 Xác định các điều kiện thích hợp cho lên men vi khuẩn Nitrobacter sp.
2.2.9 Phương pháp kiểm tra khả năng Nitrate hóa của vi khuẩn Nitrobacter sp.(bỏ)
2.2.10 Phương pháp xử lý số liệu
Phần 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Hình thái tế bào, khuẩn lạc và tính chất nuôi cấy của chủng Nitrobacter sp.
3.1.1. Tế bào
3.1.2 Khuẩn lạc và tính chất nuôi cấy
3.1.3 Thời gian thế hệ của vi khuẩn Nitrobacter sp.(bỏ)
3.2 Kết quả định tính vi khuẩn Nitrobacter sp..
3.3 Kết quả khảo sát sự sinh trưởng của Nitrobacter sp. trong nồi lên men 10L
3.3.1 Kết quả nuôi cấy Nitrobacter sp trên môi trường Winogradsky.
3.3.1.1 Loạt 1 (W 1)
3.3.2.2 Loạt 2 (W2)
3.3.2 Kết quả nuôi cấy Nitrobacter trên môi trường Hottinger
3.3.2.1 Loạt 1 (H1)( .(bỏ)
3.3.2.2 Loạt 2 (H2) .(bỏ)
3.3.3 Đường cong sinh trưởng cùa vi khuẩn Nitrobacter sp.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1 Các đặc tính sinh học.(bỏ)
1.2 Các thông số nuôi cấy vi khuẩn Nitrobacter sp. trên nồi lên men 10 lít.(bỏ)
2. Kiến nghị





PHẦN 1








TỔNG QUAN
TÀI LIỆU




1.1 Giới thiệu vi khuẩn Nitrobacter
Vi khuẩn Nitrobater thuộc nhóm vi khuẩn Nitrat hóa. Những vi khuẩn thuộc nhóm này có tế bào đa hình dạng: hình que, hình bầu dục, hình cầu hay dạng xoắn. Chúng là vi khuẩn gram âm, có thể di động với những tiên mao ở đầu cực hay ở bên hông hay không di động. Hầu hết những loài thuộc nhóm vi khuẩn nitrat hóa là những loài hiếu khí. Một số vi khuẩn thuộc trường hợp ngoại lệ có thể phát triển bằng cách hô hấp yếm khí. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số vi khuẩn thuộc nhóm nitrat hóa có khả năng oxi hóa nitrit thành nitrat, những vi khuẩn này dinh dưỡng bằng cách oxi hóa hợp chất vô cơ, trong đó quan trọng nhất là oxi hóa hợp chất nitrit thành nitrat. Năng lượng tạo ra trong quá trình oxi hóa được sử dụng để cung cấp cho quá trình cố định CO2 trong chu trình Calvin. Đặc biệt những Nitrobacter do sở hữu loại enzyme ribulose 1,5 diphosphate carboxylase nên quá trình cố định CO2 diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhóm Nitrobacter gồm những loài vi khuẩn ôn đới(bỏ) (ưa nhiệt độ trung bình), biên độ nhiệt từ 5-400C, nhiệt dộ tối ưu kảng 28 và biên độ pH từ 5,8- 8,5 với giá trị tối thích 7,6-7,8 [15].
Vi khuẩn nitrat hóa phân bố rộng khắp, trong đất, nước ngọt, nước lợ, nước biển, hệ thống nước thải và trên bề mặt những tảng đá xây dựng lâu năm [21].
Do có khả năng oxi hóa các hợp chất vô cơ đặc biệt là oxi hóa nitrit thành nitrat để thu năng lượng, nhóm vi khuẩn nitrat có vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn nitơ, chúng sử dụng hệ enzyme đặc hiệu để thực hiện quá trình chuyển hóa theo phương trình tổng quát như sau:
NO2 + O2  NO3
Một số giống vi khuẩn vi khuẩn nitrat hóa thường gặp như: Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus, Nitrospira,…
• Giống Nitrobacter
Tế bào Nitrobacter có nhiều hình dạng khác nhau, hình que, hình quả lê, hình bầu dục… Chúng là những vi khuẩn gram âm, hiếu khí bắt buộc, không di động
Nuôi cấy vi khuẩn Nitrobacter sp. Trong môi trường Winogradsky và môi trường Hottinger với các bước như sau:
• Nhân giống
- Chủng giống Nitrobacter sp. Được hoàn nguyên trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở 320C trong thời gian từ 2-6 giờ.
- Cấy ria lên đĩa Petri, nuôi ở nhiệt độ 320C trong 24 giờ
- Chọn khoảng 6-8 khuẩn lạc điển hình của vi khuẩn Nitrbacter từ đĩa Petri cho vào môi trường nhân giống cấp 1 trong bình tam giác chứa 150ml môi trường lỏng, nuôi ở nhiệt độ 320C trong 24 giờ (máy lắc)
- Bổ sung giống đã nuôi trong môi trường lỏng vào thể tích môi trường lớn hơn trong bình tam giác, nuôi ở 320C trong 24 giờ.
• Sản xuất thu sinh khối trong nồi lên men
- Sau khi nhân giống, tiến hành lên men trong nồi lên men 10L với tỷ lệ giống bổ sung vào môi trường lên men là 10%
- Sau 25 giờ nuôi cấy tiến hành thu sinh khối, làm khô sinh khối và kiểm tra độ sống.
2.2.2 Phương pháp làm tiêu bản quan sát hình thái vi khuẩn và khuẩn lạc
­ Dùng que cấy vô trùng lấy một ít chủng giông vi khuẩn Nitrobacter sp. trên môi trường thạch nghiêng hòa đều trong một ống nghiệm có chứa 9ml môi trường dinh dưỡng, đặt vào tủ ấm 320C ttrong 18-24 giờ.
­ Từ canh khuẩn 6-8 giờ nuôi cấy, dùng que cấy vô trùng tiến hành cấy ria trên các đĩa Petri có chứa môi trường thạch dinh dưỡng
­ ủ ấm các đĩa Petri trong tủ ấm ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ.
­ Quan sát hình dạng khuẩn lạc Nitrobacter sp. ssau 18-24 giờ nuôi cấy.
­ Quan sát hình thái vi khuẩn Nitrobacter sp. bằng phương pháp nhuộm Gram.
• Làm vết bôi
- Lấy một phiến kính sạch , nhỏ một giột NMSL lên mặt kính
- Dùng que cấy vô trùng lấy mọt ít khuẩn lạc trên môi trường thạch ở đĩa Petri, dàn đều với giọt NMSL trên lam kính.
- Làm khô tiêu bản bằng các hơ cao, nhẹ nhàng trên ngọn lửa đèn cồn hay để khô tự nhiên
• Nhuộm Gram
- Nhỏ một giọt tím gentian lên vết bôi, để yên trong một phút, rửa sạch bằng nước cất vô trùng.
- Nhỏ một giọt dung dịch Lugol, để yên trong một phút và rửa sạch bằng nước cất vô trùng.
- Để tấm lam kính nghiêng, nhỏ cồn900 trong vài giây và rửa lại bằng nước cất vô trùng
- Nhuộm tiếp bằng dung dịch Fucshin, để yên trong một phút, sau đó rửa lại bằng nước cất, thấm khô nước trên tiêu bản bằng giấy thấm.
• Quan sát
- Nhỏ một giọt dầu soi kính lên vết bôi và quan sát ở vật kính với độ phóng đại ×40 và ×100.


0j29jV04kLG6D9C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status