Giải pháp phát triển và phát huy vai trò của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp phát triển và phát huy vai trò của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 2
1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế. 2
1.1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế. 2
1.1.2. Đặc điểm hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 5
1.2. Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế 8
1.2.1. Nguyên tắc thành lập tập đoàn kinh tế 8
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế của một số nước trên thế giới 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 13
2.1. Định hướng phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 13
2.1.1. Sự cần thiết hình thành tập đoàn kinh tế 13
2.1.2. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế 14
2.2. Thực trạng hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 24
3.1. Đánh giá mô hình tập đoàn kinh tế 24
3.1.1. Những kết quả đạt được và hạn chế của mô hình tập đoàn 24
3.1.2. Đánh giá chung về tập đoàn kinh tế 29
3.2. Giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế 30
3.2.1. Về vai trò của Nhà nước. 30
3.2.2. Về bước đi và con đường hình thành. 36
3.2.3. Về cơ cấu tổ chức của các TĐKT. 37
3.2.4. Về quản lý các TĐKT. 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 41
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rưởng và tích luỹ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, vấn đề cấp bách là phải có những bước tiến mới trong đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Đây là quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách phân loại doanh nghiệp để củng cố, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa các hình thức sở hữu, giải thể hay phá sản. Việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng như vậy sẽ tác động tích cực đến quá trình tích tụ và tập trung vốn, mở ra con đường thúc đẩy ra đời của tập đoàn kinh tế.
Mặt khác, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự cạnh trang gay gắt trên toàn cầu, đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực, trong khi xuất phát điểm của nước ta còn thấp và việc giành được chỗ đứng trên thị trường thế giới còn khó khăn. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần có những doanh nghiệp có quy mỗ rất lớn, với trình độ kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Đảm nhận vai trò quan trọng đó phải là các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
Sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường só sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, bối cảnh mới của thế giới và khu vực, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài mà tìm ra phương hướng và giải pháp để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế của Việt Nam trên cơ sở thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế. Vì vậy, ngày 7/3/1994, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 90, 91/TTg về “Thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh” để làm tiền đề nhằm phát triển thành các tập đoàn kinh tế sau này. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu mốc trong việc sắp xếp lại các Tổng Công ty và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở nước ta. Đây cũng là biện pháp hết sức đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa đất nước vào “guồng máy” của sự phát triển.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 2/2001 cả nước có 17 Tổng Công ty 91 dó Chính phủ quản lý Tổng Công ty 90 và 76 Tổng Công ty 90 do các bộ quản lý với 1.392 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động (riêng 17 Tổng Công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số lượng doanh nghiệp Nhà nước, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động). Đa số các Tổng Công ty được tổ chức lại từ các liên hiệp xí nghiệp đã được thành lập theo mô hình cũ.
Thực tế hoạt động của các Tổng Công ty thời gian qua đã mang lại một số kế quả như:
- Phần lớn, các Tổng Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển Tổng Công ty đến năm 2010, chủ yếu hướng vào phát triển nội lực là chính. Nhiều Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển kỹ thuật – công nghệ nhằm tăng năng lực canh tranh, hạn chế đầu tư dàn trải.
- Việc thành lập các Tổng Công ty tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn va thực hiện điều phối các nguồn lực hợp lý, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng vị thế doanh nghiệp trên trường quốc tế.
- Có sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng đấu thầu cho các doanh nghiệp thành viên.
Sự hoạt động của các Tổng Công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần mở rộng thị phần xuất nhập khẩu.
Đảm bảo cân đối nền kinh tế: Hầu hết các Tổng Công ty đảm nhận vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu cung cấp các sản phẩn chủ yếu, điều hòa giá cả, phân phối hàng hóa, góp phần ổn định kinh tế –xã hội .
Bên cạnh những thành công mà các Tổng Công ty đem lại cho nền kinh tế trong thời gian qua, chúng vẫn còn tồn tại một số yếu kém như:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế Xã hội, cụ thể tình trạng thiếu vốn ở các Tổng Công ty và doanh nghiệp là phổ biến, năng xuất lao động còn thấp, chi phí sản xuất lớn làm cho giá thành cao, hàng hóa chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.
- Nội dung sở hữu về vốn chưa được xác định rõ ràng giữa Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. Tổng Công ty chưa điều tiết được vốn giữa các đơn vị thành viên theo mục tiêu đầu tư phát triển chung của toàn Tổng Công ty. Do đó bộ máy Tổng Công ty còn mang nặng tính chất hành chính trung gian, chưa thực sự làm được vai trò của bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Kết quả là nhiều Tổng Công ty được hình thành bằng “Phép cộng số học” đơn thuần các doanh nghiệp thành viên lại với nhau, nên chúng không có quan hệ mật thiết trong sản xuất kinh doanh hay về công nghệ tài chính. Nhiều Tổng Công ty biến thành cơ quan quản lý hành chính cấp trên mà không có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp thành viên. Quan hệ Tổng Công ty với các thành viên mới chỉ là hình thức, chưa có nội dung. Trong hoạt động chưa tạo ra mối quan hệ dính kết giữa Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
- Về địa vị pháp lý và thành phần Hội đồng quản trị quy định chưa phù hợp, chưa rõ ràng, khó phân biệt quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng quản trị với Tổng Giám đốc, do đó có sự tranh chấp quyền lực giữa Hội đồng quản trị với Tổng Giám đốc.
- Trong mối quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh doanh nước ngoài còn nhiều hạn chế cả về năng lực và nhận thức.
- Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhất là cơ chế tài chính chưa tạo điều kiện huy động đa dạng các nguồn vốn. Do đó chậm đổi mới quy trình công nghệ, sản phẩm kém cạnh tranh, khả năng mở rộng sản xuất bị hạn chế. Chính vì vậy mà hoạt động của các Tổng Công ty đạt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp đối mới nền kinh tế.
Như vậy, chúng ta chưa có các tập đoàn kinh tế theo đúng nghĩa của nó và việc hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh vẫn là yêu cầu bức thiết đặt ra cho nền kinh tế nước ta. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam về cơ bản cũng đã hội tụ được một số yếu tố cho phép thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn như:
- Trình độ tích tụ, tập trung và liên kết kinh tế ở một số ngành đã đạt mức nhất định. Những ngành này đều giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trường và có triển vọng phát triển. Chính sự ra đời của các TĐKT lớn sẽ thúc đẩy hơn nữa trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất.
- Đội ngũ các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý điều hành đã được nâng cao về trình độ trí thức, chuyên môn, vững vàng bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Tiềm lực khoa học - công nghệ đã được nâng lên đáng kể: từ năm 1997 đến nay, nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của cả nước đã tăng gấp nhiều lần. Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ đại học đạt tăng và hàng năm bổ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status