Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2
I-QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 2
1-Khái quát chung về Công ty 2
2-Lịch sử hình thành và phát triển 3
2.1-Giai đoạn một từ 1959-1973 3
2.2-Giai đoạn hai từ 1974-1988 4
2.3-Giai đoạn ba từ 1989 – 1999 5
2.4-Giai đoạn bốn từ năm 2000 đến nay 6
II-CƠ CẤU TỔ CHÚC CỦA CÔNG TY 7
1-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 7
1.1-Sơ đồ cơ cấu tổ chức 7
1.2-Chức năng nhiệm vụ các bộ phận 9
2-Tổ chức hệ thống sản xuất 15
2.1-Các phân xưởng sản xuất 15
2.2-Đặc điểm về công nghệ sản xuất 17
2.3-Hệ thống kho tàng 20
2.4-Bộ phận vận chuyển 21
3-Đặc điểm đội ngũ lao động 22
III-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2002-2006 24
1-Kết quả về sản xuất sản phẩm 24
1.1-Tình hình sản xuất sản phẩm 24
1.2-Tình hình tiêu thụ sản phẩm 25
2-Kết quả về doanh thu, lợi nhuận 26
3-Thu nhập bình quân người lao động 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 29
I-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY 29
1- Đặc điểm của nguyên vật liệu 29
2- Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh 31
2.1-Hình thức pháp lý 31
2.2-Loại hình kinh doanh 31
3-Đặc điểm của thị trường nguyên vật liệu 32
II-QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 34
1-Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 34
2-Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu 38
3-Công tác bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu 42
3.1-Công tác bảo quản nguyên vật liệu 42
3.2- Công tác cấp phát nguyên vật liệu. 43
4-Các hoạt động kiểm tra giám sát việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu 45
4.1- Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu. 45
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 49
1-Những ưu điểm 49
2-Những hạn chế và nguyên nhân 52
2.1-Những hạn chế 52
2.2-Nguyên nhân 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT 19/5 HÀ NỘI 55
I-ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 55
1-Định hướng phát triển của ngành , Nhà nước 55
1.1-Phương hướng phát triển của Nhà nước 55
1.2-Định hướng phát triển của ngành 56
2-Định hướng phát triển của công ty đến 2010 57
II-Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu 61
1-Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 61
1.1-Nội dung của biện pháp 62
1.2-Điều kiện thực hiện 63
2- Tăng cường quản lý và hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu. 63
2.1- Nội dung của biện pháp. 63
2.2- Điều kiện thực hiện. 65
3- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động. 65
3.1- Nội dung của biện pháp. 65
3.2- Điều kiện thực hiện. 66
4- Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất với công tác quản trị và cung ứng nguyên vật liệu 67
4.1-.Nội dung của biện pháp. 67
4.2- Điều kiện thực hiện. 68
KẾT LUẬN 69
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


một cách kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
Do sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại vải bạt vì vậy nguyên phụ liệu sản xuất chính của Công ty chủ yếu là sợi và bông xơ và được nhập khẩu từ nước ngoài chiếm tới hơn 90%, nên chịu ảnh hưởng khá nhiều của các nước xuất khẩu nguyên liệu. Trong đó:
Bông xơ chiếm 50% (Bông loại 1: 70%, loại 2: 30% )
Sợi chiếm khoảng 45%
Vật tư và nguyên liệu khác 5%
Thị trường trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20% nguyên liệu bông cho Công ty còn phần lớn phẩi nhập từ nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Phi, Ấn Độ…
Nguồn cung sợi từ các nhà cung ứng trong nước như: sợi Huế, sợi 8/3, sợi Hà Nội, sợi Vĩnh Phú, Hà Nam. Sợi chủ yếu được dùng cho sản xuất là sợi cotton 100% ngoài ra còn có cả sợi Peco, sợi tổng hợp, sợi đay
Do nguồn nguyên liệu phần lớn nhập từ nươc ngoài nên chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, thông lệ quốc tế, trong khi đó gía cả không ổn định, thường xuyên tăng làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng lên. Đây là điều bất lợi cho tiêu thụ sảm phẩm.
Tuy nhiên trong những điều kiện hiện nay, khi nước ta chỉ mới cung ứng được 10% tổng sản lượng bông của toàn ngành, trong khi chất lượng cũng chưa thực sự được đảm bảo thì nhập khẩu nguyên liệu vẫn là những giải pháp ban đầu nhằm tăng thêm chất lượng của sản phẩm.
Bảng 6: Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty
STT
Loại NL
Chi Số
1
Maly
Ne 21
Bông Mêxicô
Ne 20
Bông BEMAX
Ne 32
Môzambic
Ne 16.5
TanZaNia
Ne 24
Mỹ xơ ngắn
Ne 30
Ne 15
Bông Mỹ
Ne 16
Bông Nga
Ne 23
Ne 19.5 OE
Phế phẩm
Hồi dầu thô
Ne 8 OE
Bông phế I
Ne 10 OE
Ne 15 OE
Bông phế II
Ne 16 OE
Bông mẫu
Ne 12 OE
Bông mùn
Ne 20 OE
2
Sợi
Ne 20/1 cotton A5
Ne 20/1P/C (83/17)
Ne 20/1 cotton A
Ne 15/1 cotton A5
Ne 14/1 cotton A5
P/C Ne 20/1 (65/35)-A5
Ne 32/1 cotton A5
Ne 32/1 cotton
3
Vải
3925
0501 môc K160
Nguồn: Phòng vật tư - Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Do giá cả không ổn định dẫn đến việc Công ty phải đặt hàng với số lượng lớn nhằm giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm chi phí kinh doanh đặt hàng và đảm bảo tính chắc chắn của việc cung cấp nguyên vật liệu. Tuy nhiên, lượng đặt hàng lớn lại dẫn đến lượng lưu kho lớn cần nhiều kho, cầu về vốn lưu động lớn. Điều này gây khó khăn đến khả năng thanh toán của Công ty, dẫn đến chi phí kinh doanh trả lãi về vốn cao, làm tăng chi phí kinh doanh liên quan đến thuê mướn hay mở rộng kho tàng, chi phí kinh doanh bảo quản cũng như bảo hiểm nguyên vật liệu. Mặt khác, đặt hàng lớn sẽ dẫn đến thời gian bảo quản dài làm tăng lượng nguyên vật liệu bị hư hỏng trước khi đưa vào sử dụng, làm cho quá trình quản trị nguyên vật liệu khó khăn, phức tạp. Như thế lượng đặt hàng lớn không đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Với các thông số kỹ thuật, và các đặc điểm phức tạp của từng nguyên vật liệu, cùng với sự đa dạng về chủng loại làm cho việc cung ứng nguyên vật liệu của Công ty trở nên khó khăn từ việc thu ma, kiểm tra tiếp nhận, đến việc quản lý trong quá trình sản xuất và việc dự trữ bảo quản nguyên vật liệu trong kho sao cho nguyên vật liệu giữ được tính chất, phẩm chất của nó để việc chế tạo sản phẩm được hoàn thành cả về chủng loại và chất lượng
2- Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1-Hình thức pháp lý
Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký ngày 28/05/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ , được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.
2.2-Loại hình kinh doanh
Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ
Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng
Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết
Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường
lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học,thiết bị viễn thông
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng , bến bãi và máy móc thiết bị
Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty, nhu cầu thị trường và được luật pháp cho phép.
3-Đặc điểm của thị trường nguyên vật liệu
Do thị trường cung ứng nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và số lượng nên các nguyên vật liệu chính, phụ Công ty dùng để sản xuất là những nguyên vật liệu vừa được sản xuất trong nước vừa được nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu, với chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn của bộ ISO 9001-2000, tạo thế chủ động trong sản xuất, Công ty đã chủ động tìn kiếm ký kết hợp đồng ổn định với các doanh nghiệp cung cấp lâu dài trong và ngoài nước. Việc lựa chọn đơn vị cung ứng nguyên vật liệu của Công ty cần đảm bảo các yêu cầu:
Chất lượng vật tư đảm bảo yêu cầu dịch vụ sản xuất
Giá cả phù hợp với giá mặt bằng thị trường và cách thanh toán phải phù hợp với diều kiện tài chính của Công ty hay xí nghiệp thành viên. Đối với nhà cung ứng nước ngoài thanh toán bằng thư tín dụng, đối với nhà cung ứng trong nước thanh toán theo hình thức trả chậm hay mua lô sau trả tiền lô trước
Có năng lực đáp ứng nhu cầu về vật tư phục vụ sản xuất của Công ty
Công ty đã xây dựng đươc mối quan hệ với một số doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu trong nước cũng như nước ngoài, trong nước có hai doanh nghiệp là nguồn cung ứng lớn nhất là công ty cổ phần dệt Vĩnh Phú và công ty dệt 8-3, nước ngoài chủ yếu là Châu Mỹ và Châu Phi
Ngoài ra, Công ty còn tìm hiểu thêm thị trường ngoài về các vật liệu phụ liệu như: kim khâu vải, khổ dệt… các bạn hàng lâu năm và những bạn hàng mà Công ty đang t ìm hiểu thêm ngoài thị trường đều là những doanh nghiệp có khả năng cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu dảm bảo chất lượng cho Công ty khi cần.
Việc nguyên vật liệu của Công ty có tính chất đặc thù nên việc cung cấp sẽ gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu khi cần, và việc đặt hàng ở mỗi đơn vị một loại nguyên vật liệu có thể dẫn đến bị ép giá, chi phí cao do không linh hoạt.
Bảng 7: Những nhà cung ứng nguy ên vật liệu của Công ty
STT
Nhà cung ứng trong nước
Nhà cung ứng nước ngoài
1
Cty da giày Việt Nam
Mêxicô
2
Cty dệt Nha Trang
Môzambic
3
Cty dệt lụa Nam Định
TanZaNia
4
Cty cổ phần dệt Vĩnh Phú
Mỹ
5
Cty TNHH sợi dệt Vĩnh Phúc
Ấn Độ
6
Cty dệt Minh Khai
Nhật Bản
7
Cty dệt 8-3
Nga
Nguồn: Ph òng T ài v ụ - C ông ty d ệt 19/5 H à N ội
Nhà cung ứng trong nước:
Hầu hết các nhà cung ứng đầ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status