Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I-Những vấn đề cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư. 3
1. Đầu tư 3
1.1. Khái niệm về đầu tư 3
1.2. Phân loại các hoạt động của đầu tư 3
2. Dự án đầu tư 4
2.1. Khái niệm về dự án đầu tư 4
2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư. 4
2.3. Phân loại dự án đầu tư 5
II-Thẩm định dự án đầu tư 6
1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư: 6
1.3. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 7
2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư 7
2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 7
2.1.1-Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết 7
2.1.2- Các tài liệu thông tin tham khảo khác 8
2.1.3-Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin 9
2.1.4-Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư 9
2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 9
2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 9
1) Thẩm định năng lực pháp lí 9
2) Thẩm định tính cách và uy tín. 10
3) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. 11
2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 14
1) Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư 14
2) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư 15
3) Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư 17
4) Thẩm định về mặt kinh tế xã hội 26
5) Thẩm định về môi trường xã hội. 26
6) Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án. 27
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định 28
3.1. Vấn đề thông tin và xử lý thông tin 28
3.2. Quy trình và các phương pháp thẩm định 29
3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định 30
CHƯƠNG 2 31
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 31
I. Khái quát tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I- NHCTVN 31
2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN 32
3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN 34
II. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 42
1. Khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 42
1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. 42
1.2. Nội dung thẩm định dự án đàu tư 43
1.3. Kết qủa hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư 44
2. Phân tích quá trình thẩm định dự án: Xây dựng khu du lịch văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội 46
2.1. Thẩm định điều kiện vay vốn 46
2.2.Sự cần thiết để đầu tư 48
2.3. Thẩm định về phương diện thị trường 48
2.4.Thẩm định phương diện kỹ thuật 49
2.5. Thẩm định về phương diện tài chính 49
2.6. Phương án cho vay và trả nợ 58
3. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN. 59
3.1. Những kết quả đạt được 59
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư. 61
CHƯƠNG 3 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN 64
I. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I 64
II. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 66
II. Kiến nghị. 73
KẾT LUẬN 77
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


QĐ từ bộ phận kinh doanh tại hội sở chính NHCTVN vốn được hoạt động theo quyết định 93/NHCT - TCCB ngày 24/3/1993. Sở giao dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, Điều lệ và qui định của Ngân hàng Công Thương VN, theo các qui định của pháp luật. Sở giao dịch I có trụ sở đặt tại Số 10, phố Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Sở giao dịch I là thay mặt uỷ quyền của NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng, nhiệm vụ được qui định, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các TCTD theo luật định.
Ra đời từ bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính NHCT nhưng trong thời kỳ 1995-1998, Sở giao dịch I chưa thực sự là một chi nhánh bởi ngoài việc thực hiện các chức năng kinh doanh nó còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh NHCT ở miền Bắc cũng như một số nhiệm vụ của một hội sở.
Bắt đầu từ ngày 1/1/1999, đầu mối thanh toán được chuyển về hội sở NHCT, Sở giao dịch I bắt đầu hoạt động như một chi nhánh tuy nhiên Sở giao dịch I còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của NHCT.
2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN
Sở giao dịch I- NHCTVN được điều bởi một ban giám đốc gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc. Trong đó Giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch I, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi một trưởng phòng có một số phó phòng giúp việc. Sở giao dịch I có 250 cán bộ nhân viên làm việc trong 9 phòng nghiệp vụ sau:
1) Phòng Kinh doanh.
Phòng kinh doanh có vị rất quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch I về các hoạt động kinh doanh. Có thể nói phòng kinh doanh là đầu ra của Sở, các nghiệp vụ tín dụng của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho Sở giao dịch. Phòng kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay ngắn,trung và dài hạn, thực hiện cho vay uỷ thác theo các hiệp định, chương trình tài trợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh...
2) Phòng Kế toán tài chính.
Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của Sở giao dịch I. Phòng kế toán có 5 tổ:
+ Tổ thanh toán viên: thực hiện việc tiếp nhận và xử lý tất cả các chứng từ mà ngân hàng nhận được từ khách hàng.
+ Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm khoảng 80% tiền gửi của khách hàng. Tổ có 2 nhóm, một nhóm thu tiền gửi và trả lãi, nhóm còn lại kiểm tra tại quĩ.
+ Tổ thanh toán bù trừ: thực hiện việc thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội và được thực hiện tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước Hà Nội.
+ Tổ thanh toán liên hàng: thực việc thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống NHCT.
+ Tổ kế toán nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị, việc chi trả lương cho nhân viên, hạch toán trích bảo hiểm xã hội, lập cân đối sổ sách...
3) Phòng Kinh doanh đối ngoại.
Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện chức năng:
+ Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện việc mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo luật định về kinh doanh và quản lí ngoại hối.
+ Làm các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán thẻ ( VISACARD, MASTERCARD), nhờ thu (đi và đến).
+Thực hiện việc mở và hạch toán các tài khoản bằng ngoại tệ.
4) Phòng Điện toán.
Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lí và kết nối mạng, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị máy móc điên tử, in các bảng biểu và làm các công việc khác có liên quan.
5) Phòng Kiểm soát.
Phòng kiểm soát thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát nội bộ. Kiểm soát tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Sở. Phòng còn làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương đến làm việc tại Sở.
6) Phòng Ngân quĩ.
Phòng ngân quĩ thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản và chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại giấy tờ có giá và các tài sản khác.
7) Phòng Hành chính.
Phòng hành chính có nhiệm vụ kết nối các phòng ban khác, đảm bảo đầy đủ về điều kiện cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt động của Sở giao dịch I.
8) Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp.
Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp có chức năng:
+ Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức kinh tế, bằng VND hay ngoại tệ theo hướng dẫn của NHCTVN.
+ Lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích báo cáo về mọi tình hình hoạt động của Sở theo yêu cầu của Giám đốc Sở giao dịch I,Tổng giám đốc NHCTVN hay Giám đốc Ngân hàng nhà nước trên địa bàn.
9) Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương.
Phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương thực hiện chức năng quản lí con người, tổ chức phân công vị trí công tác. Thực hiện việc quản lí, chi lương, thưởng, bảo hiểm xã hội...
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN
3.1. Huy động vốn
Có thể khẳng định đây là mặt phát triển nhất của Sở giao dịch I cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Với nhiều hình thức huy động, Sở giao dịch I đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho tới các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các tổng công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Sở giao dịch I còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại Sở. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I thường chiếm từ 16-20% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT và chiếm từ 25-30% tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN.
Qua số liệu bảng này ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Sở đều tăng lên qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Xét theo cơ cấu nguồn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, từ 60-75%. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tưong đối, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có chi phí huy động cao nhưng lại ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở chủ động trong việc điều hành vốn.
Nguồn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng từ năm 1997-2000, hiện chiếm 25% tổng nguồn huy động. Điều này sẽ tạo điều kiện để Sở giao dịch I dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các tổ chức kinh tế, hạn chế phải mua lại trên thị trường...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status