Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi TPHCM - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu .....................................................................
2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................
4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................
5. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................
8. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................
1.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ .....................................................................................
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế hộ....................................................................................
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ gia đình .......................................................................
1.1.1.3. Thu nhập nông hộ.........................................................................................
1.1.1.4. Vai trò trong kinh tế hộ ................................................................................
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trong nông nghiệp ...............................
1.1.2.1. Vốn trong nông nghiệp................................................................................
1.1.2.2. Nguồn lao động trong nông nghiệp .............................................................
1.1.2.3. Đất trong nông nghiệp .................................................................................
1.1.2.4. Công nghệ ...................................................................................................
1.1.3. Lý thuyết về năng suất .................................................................................
1.1.4. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế.......................................................................
1.1.5. Hàm sản xuất ................................................................................................ 14
1.1.5.1. Mô hình lý thuyết ......................................................................................... 14
1.1.5.2. Mô hình thực nghiệm ................................................................................... 16
1.2. Nghiên cứu thực tiễn trong nông nghiệp ................................................. 17
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa tại TP. Hồ Chí Minh .......... 22
2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ....................................... 22
2.1.2. Kết quả thực hiện chương trình phát triển cây trồng vật nuôi trọng điểm .. 23
2.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của TP. Hồ Chí Minh đến 2015 ............ 25
2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi ................ 26
2.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 26
2.2.1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên .................................................................. 27
2.2.1.2.Cơ cấu chăn nuôi huyện Củ Chi .................................................................. 28
2.2.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi bò sữa huyện Củ Chi ............................ 29
2.3. Tổng quan về qui trình thực hiện các nghiên cứu của đề tài ............... 31
2.3.1. Tổng quan về kết qủa điều tra của nông hộ ............................................... 31
2.3.1.1. Mẫu điều tra ............................................................................................... 31
2.3.1.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................................. 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Qui mô và cơ cấu đàn bò sữa quy mô chăn nuôi tại nông hộ................ 36
3.2. Thông tin chung về chủ hộ ....................................................................... 38
3.3. Phân tích hiệu quả chăn nuôi bò sữa ....................................................... 39
3.3.1. Sản lượng sữa của đàn bò ............................................................................ 39
3.3.2. Chi phí sản xuất theo từng quy mô ............................................................ 40
3.3.3. Thu nhập theo quy mô ................................................................................ 42
3.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ............................................................................ 43
3.4. Các biến giải thích và kỳ vọng dấu của các biến giải thích ................... 44
3.5. Kết quả ước lượng hàm sản xuất ............................................................. 46
3.5.1. Hệ số hồi quy............................................................................................... 46

3.5.2. Tính phù hợp của mô hình .......................................................................... 47
3.5.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 48
3.5.4. Kiểm định phương sai của sai số ................................................................ 49
3.5.5. Hệ số hồi quy của mô hình sau cùng........................................................... 50
3.5.6. Kiểm định tính phù hợp của mô hình sau cùng .......................................... 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 54
4.2. Đề xuất chính sách ........................................................................................ 59
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Chăn nuôi bò sữa là một trong những giải pháp đa dạng hoá vật nuôi cây
trồng trong phát triển nông nghiệp, giúp nông dân có điều kiện tăng thêm thu nhập,
thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Vì vậy, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một
số giải pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010.
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn
đến năm 2020,Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định số 10/2009/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 01 năm 2009 nhằm thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU
ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp
và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Tại Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2011, Thành phố
Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa
theo hướng trang trại, công nghiệp, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khai thác
tối đa tiềm năng bò sữa, giảm tối đa các chi phí trung gian trong chăn nuôi bò sữa;
cơ giới hoá, hiện đại hoá các khâu chăn nuôi. Mục tiêu của chương trình là tiếp tục
nâng cao chất lượng con giống phù hợp với khí hậu nhiệt đới, gắn với công tác kiểm
định và chứng nhận đàn bò sữa theo các phương pháp tiến tiến, từng bước thành đàn
hạt nhân mở cửa thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình trong việc phát triển đàn bò sữa của cả
nước, từ 25.089 con bò đang cho sữa vào năm 2000 với sản lượng sữa bò tươi
45.828 tấn/năm tăng lên75.446 con vào năm 2010 với sản lượng sữa bò tươi đạt
201.968 tấn/năm.
Bảng 1.1. Tổng đàn bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2010:
Đvt: con
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
25.089 30.893 36.547 45.513 49.190 56.162 67.537 60.645 69.531 73.328 75.446
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003,2004,2008,2010)
Sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
thêm nhiều của cải cho xã hội và góp phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho
người nông dân. Nó đã tạo thêm nhiều dạng việc làm từ người trực tiếp chăn nuôi,
đến người vắt sữa thuê, người cắt cỏ, thú y. Ước tính, hàng năm ngành chăn nuôi bò
sữa tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo công ăn việc làm cho trên 100.000 người.
Từ năm 1997 đến nay, do áp lực đô thị hoá và yêu cầu về sinh môi trường,
các nhà chăn nuôi khu vực quận Gò Vấp, Tân Bình và quận 12 đã và tăng nhanh
việc bán bò chuyển nghề hay di dời ra ngoại thành. Trong giai đoạn này, khuynh
hướng chuyển dịch đàn tăng mạnh về Củ Chi với số đông là những nhà chăn nuôi
mới, khởi đầu còn thiếu kinh nghiệm lẫn khả năng về vốn, chăn nuôi vẫn là nghề
tay trái của họ, trong khi các hộ chăn nuôi lớn (có khoảng 20 con bò sữa trở lên),
chăn nuôi vẫn được xem là nghề chính của họ. Do đó tốc độ phát triển chiều sâu lẫn
chiều rộng về tổng đàn, chất lượng con giống và kỹ năng chăn nuôi, nguồn vốn đầu
tư cho ngành bò sữa đứng trước thách thức mới.
Từ thực tế nêu trên, cho thấy việc nghiên cứu tác động của “Ảnh hưởng các
yếu tố đầu vào đến năng suất sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữahuyện Củ Chi
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao năng suất sữa cho
nông hộ, là một yêu cầu rất cần thiết để phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp giảm tỷ lệ hộ cùng kiệt theo mục
tiêu giảm cùng kiệt giai đoạn 2006-2010 của Thành Phố.

R0v5u2MxrNITNt3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status