Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam- Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam- Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển



LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu hàng hoá của việt nam – những vấn đề đặt ra 2
1.Tổng quan về xuất khẩu hàng hoá 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 2
1.3. Các hình thức xuất khẩu 4
2.Thực trạng –vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 5
2.1. Thực trạng 5
2.2. Vấn đề đặt ra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 6
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN - LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG HOÁ VIỆT NAM THÂM NHẬP ĐƯỢC VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ? 7
1. Những vấn đề chung cần nghiên cứu khi xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản 7
1.1. Nghiên cứu thị trường 7
1.2. Nắm chắc thông tin thị trường 7
1.3. Tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm 8
2. Các nguyên tắc thâm nhập thị trường Nhật Bản 8
2.1. Nắm bắt được thị hiếu 8
2.2. Định giá thành sản phẩm 8
2.3. Bảo đảm thời gian giao hàng 8
2.4. Duy trì chất lượng sản phẩm 9
3. Đánh giá về một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh tại thị trường
Nhật Bản 9
3.1. Nhóm hàng thuỷ sản /tôm 9
3.2. Một số mặt hàng khác 9
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM: 10
1. Không ngừng nâng cao chất lượng 10
2. Xúc tiến thương mại . 10
3. Các biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư 11
3.1. Khuyến khích đầu tư trong nước 11
3.2. Thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
4. Thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LờI NóI ĐầU
Trong xu thế toàn cầu hoá, kinh tế thế giới bước vào thế kỉ 21, chủ động tham gia hội nhập có kết quả và nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm ; trong dự thảo báo cáo chính trị Đại Hội IX của Đảng đã chỉ rõ : “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và nâng cao rõ rệt chất lượng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế ”.
Với định hướng mà Đảng đã đề ra, để nâng cao hiệu quả của hội nhập và “chất lượng sức cạnh tranh” Việt Nam cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường ngoài nước nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước .
Với mục tiêu quan trọng trên và để nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, em đã chọn đề tài : “Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam- Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định . Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành Thank !
nội dung
i . khái quát chung về thị trường xuất khẩu hàng hoá của việt nam – những vấn đề đặt ra :
1. Tổng quan về xuất khẩu hàng hoá .
1.1. Khái niệm :
Xuất khẩu hàng hoá là những việc mua bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ của một nước này với một nước khác và dùng ngoai tệ làm phương tiện trao đổi. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng bao gồm cả việc bán sản phẩm hàng hoá ra nước ngoài và nhập sản phẩm từ nước khác. Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán thuộc phạm vi quốc tế và là hoạt động kinh tế thương mại rất phức tạp. Do đó nó không chỉ là một hành vi bán riêng lẻ mà là cả một quá trình kinh doanh phức tạp bao gồm nhiều khâu khác nhau.
1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân :
Trong thời đại ngày nay, thời đại cùng tồn tại hoà bình, cùng vươn tới ấm no hạnh phúc và cũng là thời đại của sự vươn tới mở cửa và mở rộng giao lưu kinh tế. Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế từ “đóng cưả” sang “mở cửa” và từ “thay thế nhập khẩu” sang “hướng vào xuất khẩu”. Có thể nói đây là con đường đúng đắn cho sự phát triển vượt bậc giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển.
Trên thực tế ta thấy bất cứ một ngành sản xuất hay kinh doanh nào muốn thu hút được kết quả cao đều phải biết khai thác và phát huy triệt để những lợi thế sẵn có ở bên trong cũng như bên ngoài một cách đúng đắn và hợp lý. Đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cần tận dụng các nguồn tiềm năng để mang lại hiệu quả ngày càng cao.
Nhận thức rõ được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nước nhà, Đảng và nhà nước ta đã đề ra phương hướng chiến lược phát huy lợi thế tương đối, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống, hướng mạnh vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả. Mở rộng quan hệ kinh tế đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty và các tư nhân nước ngoài, trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò quan trọng trong đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Vai trò của xuất khẩu được thể hiện ở các mặt sau :
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
ở nước ta, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: đầu tư nước ngoài, vay nợ hay viện trợ, ngoại tệ thu được từ các nguồn khác. Trong các nguồn trên thì các nguồn như vay nợ đầu tư nước ngoài tuy quan trọng nhưng cũng phải trả sau này. Và việc sử dụng chúng một cách thái quá sẽ gây hậu quả cho việc trả nợ về sau. Vì vậy, nguồn từ xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ cho quá trình nhập khẩu, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển :
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản là chưa đủ cho nhu cầu tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Hai là, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới, là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ thị trường thế giới để tổ chức sản xuất, từ đó tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân:
- Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi tiêu thụ, thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập không nhỏ.
- Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân hiện nay.
1.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước:
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như quan hệ về chính trị và ngoại giao ....
1.3. Các hình thức xuất khẩu :
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp :
Là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp đó sản xuất ra hay mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng thông qua các tổ chức của mình.
Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng rủi ro trong kinh doanh song lại có ưu điểm là giảm bớt chi phí trung gian và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời phư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status