Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp



LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHI ÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2
1.1. Các khái niệm cơ bản: 2
1.2. Quy trình nghiên cứu thị trường: 4
1.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: 5
1.2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: 5
1.2.3. Thực hiện việc nghiên cứu: 9
1.2.4 Trình bày các kết quả thu được: 10
1.3. Nội dung nghiên cứu thị trường: 10
1.3.1.Nghiên cứu thị trường nhằm thăm dò thị trường: các nghiên cứu này có mục tiêu thu thập và xử lí thông tin về các vấn đề: 10
1.3.2 Với dự án nghiên cứu thị trường nhằm thử nghiệm thị trường: 11
1.3.3. Nghiên cứu thị trường nhằm dự báo thị trường: 12
1.3.4. Nghiên cứu thị trường nhằm phân đoạn thị trường: 122
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường ở một số doanh nghiệp trên thế giới: 13
Phần 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VN TRONG THỜI GIAN QUA. 16
2.1 Tình hình phát triển của ngành cà phê Việt Nam thời gian qua: 16
2.1.1. Khái quát tình hình ngành cà phê thế giới những năm gần đây: 16
2.1.2 Tình hình phát triển ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây: 19
2.2. Công tác nghiên cứu thị trường với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam. 23
2.2.1. Sự cần thiết của nghiên cứu thị trường với ngành cà phê Việt Nam: 23
2.2.2. Bộ máy tổ chức Nghiên cứu thị trường ở DN cà phê Việt Nam: 26
2.2.2.1. Tổ chức theo quy trình nghiệp vụ 26
2.2.2.2. Tổ chức theo chủng loại sản phẩm 26
2.2.2.3. Theo khu vực thị trường 26
2.2.2.4. Tổ chức theo mô hình truyền thống 27
2.2.3. Nội dung nghiên cứu thị trường của các DN ngành cà phê VN 28
2.2.3.1. Với thị trường nội địa 28
2.2.3.2. Với thị trường xuất khẩu 30
2.3 Đánh giá chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp ngành cà phê Việt nam. 34
2.3.1. Nhận định chung về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam thời kì hội nhập. 35
2.3.2. Tình hình nghiên cứu thị trường ngành cà phê Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 41
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 47
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn tới. 47
 3.1.2. Những khó khăn ngành cà phê phải đối mặt khi gia nhập WTO 47
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn mới 49
3.2. Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 52
3.2.1. Về phía doanh nghiệp: 52
3.2.2. Về phía Nhà nước: 56
KẾT LUẬN: 58
PHỤ LỤC: 59
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Chuyên viên Quảng cáo
2.2.3. Nội dung nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp ngành cà phê VN
Trên cơ sở lí thuyết ở Phần 1, có thể đưa ra các nội dung nghiên cứu thị trường của ngành cà phê Việt nam bao gồm như sau:
2.2.3.1. Với thị trường nội địa:
Nghiên cứu thị trường bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu về mức tiêu thụ cà phê: bao gồm:
+ Số lượng tiêu thụ cà phê mỗi năm: theo từng khu vực thị trường (Bắc- Trung-Nam chẳng hạn) là bao nhiêu, tỉ lệ giữa các thị trường là bao nhiêu? (Theo nghiên cứu của Hiệp hội cà phê thế giới ICO, tiêu dùng cà phê nội địa Việt Nam chỉ đạt mức gần 4% trên tổng số thu hoạch được, quá ít so với các nước sản xuất cà phê khác.)
+ Ai tiêu thụ? Người lao động, tầng lớp trí thức, người già, thanh thiếu niên, người đi làm, nữ giới, nam giới...
+ Tiêu thụ ở đâu? Theo cả nước, theo vùng miền, thành thị, nông thôn...
+ Việc tiêu thụ, hay mua hàng có thường xuyên không?
+ Cà phê được sử dụng như thế nào? Sử dụng cà phê thường xuyên, trung bình hay thi thoảng (Dùng hàng ngày, dùng vài lần một tuần, vài lần một ngày, hay khi có việc mới dùng...)
+ Việc tiêu thụ của các sản phẩm cà phê khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh? Số lượng tiêu thụ, tần suất tiêu thụ..., các số liệu này được so sánh với thông tin của doanh nghiệp. (Đặc biệt là các sản phẩm cà phê hoà tan đang được thị trường nội địa đón nhận hiện nay, DN cà phê Việt Nam như Vinacafe, Trung Nguyên gặp phải các đối thủ mạnh như Nestcafe, các sản phẩm hoà tan nhập khẩu hoàn toàn rất được ưa chuộng đến từ Singapo, Thái Lan)
+ Các yếu tố làm tăng tỉ lệ tiêu thụ cà phê của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh, như xu hướng tiêu dùng mới, do sự du nhập của văn hoá nước ngoài, do uy tín của đối thủ cạnh tranh bị giảm sút làm cho lượng tiêu thụ của DN tăng....
- Nghiên cứu về cung cà phê:
+ Tổng lượng cung cà phê trên thị trường nội địa? Nguồn cung từ doanh nghiệp, từ các đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê khác....
+ Tổng sản lượng cà phê sản xuất trong nước hàng năm. Trong đó, bao nhiêu là cung cấp cho thị trường nội địa, bao nhiêu là dành cho xuất khẩu? Ví dụ như một DN cà phê tại Pleiku cho biết 2/3 trong số 300.000 tấn cà phê bột hàng năm DN này sản xuất là dành cho xuất khẩu.
+ Tổng lượng cà phê nhập khẩu?
+ Các nguồn cung sản phẩm đến từ đâu?...
- Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về khuyến khích sản xuất, tiêu dùng cà phê. Như thuế quan hạn chế nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu cà phê, các quy định tiêu chuẩn về cà phê, các chính sách về hỗ trợ vay vốnCụ thể:
+ Hiện nay, các DN cà phê trong nước cũng như xuất khẩu đều phải quan tâm tới tiêu chuẩn TCVN 4193-2005 đã được Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT đề ra từ năm 2005, nhưng việc áp dụng bắt buộc hay không lại chưa rõ ràng và ổn định. Và chưa hề có hướng dẫn đi kèm. Điều này có thể gây khó khăn cho các DN trong khâu sản xuất cà phê.
+ Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... Tuy nhiên, tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Như những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê cùng kiệt và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay
- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh trong thị trường nội địa:
+ Số lượng đối thủ cạnh tranh hiện nay, trên từng khu vực thị trường.
+ Đối thủ cạnh tranh đến từ đâu? Đâu là đối thủ phát triển nhất trên những thị trường cơ bản mà DN đang tham gia hay hướng tới?
+ Các chiến lược, sách lược của đối thủ cạnh tranh.
+ Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
+ Khả năng cung ứng cà phê cùng những dịch vụ đi kèm tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh? So sánh với DN? ...
- Dự báo về thị trường cà phê nội địa:
+ Dự báo về xu hướng tiêu thụ cà phê trong tương lai: lượng tiêu thụ tăng hay giảm? Vì những lí do nào? Xu hướng người tiêu dùng tiêu thụ cà phê "nội"- "ngoại" tăng giảm ra sao? Vì sao?...
+ Dự báo về khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong tương lai? Của bản thân DN, và của đối thủ cạnh tranh?
+ Dự báo về tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê nội địa? Khả năng thu hút các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào từng khu vực thị trường như thế nào? Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra sao?...
Với thị trường cà phê nội địa Việt Nam, dường như các nội dung trên mới chỉ được các nhà lãnh đạo của các DN cà phê Việt Nam nhận thức được, nhưng chưa có sự đầu tư thích đáng. Bởi sự thiếu quan tâm tới thị trường nội địa, và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu đối với đa phần doanh nghiệp là lớn hơn.
2.2.2.2. Với thị trường xuất khẩu:
Đây là thị trường đòi hỏi nhiều thông tin hơn hẳn, bởi lẽ các thị trường nhập khẩu luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức hơn thị trường trong nước rất nhiều.
a- Các quyết định Thương Mại về xuất khẩu cà phê của nước ta: đây là thông tin bản, trước nhất cần tìm hiểu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Vì đó là điều kiện tiên quyết ngăn cản hay mở rộng con đường xuất khẩu cà phê sang các nước khác.
b- Thông tin tiếp cận thị trường:
Trên thực tế, với phần lớn các DN xuất khẩu nói chung và DN cà phê nói riêng, thì hàng rào nhập khẩu của các nước nhập khẩu quan trọng hơn là hàng rào xuất khẩu của nước ta. Các hàng rào đó có thể kể đến như
- Thuế quan và hạn ngạch: đa phần các nước nhập khẩu đều sử dụng hạn ngạch dưới nhiều hình thức vì hạn ngạch có đối tượng điều chỉnh thông dụng hơn, do đó hạn chế hữu hiệu thị phần của thị trường cà phê mà các DN xuất khẩu của ta có thể tiếp cận được. DN cần xác định diễn biến của các chính sách thuế quan và hạn ngạch này trong hiện tại cũng như tương lai. Các chính sách này có thể thay đổi do tư cách hội viên cộg đồng Thương mại đa quốc gia, do đàm phán thương mại đa phương khiến cho bên nước nhập khẩu bỏ hạn ngạch nhập khẩu chẳng hạn. Và DN cần nắm rõ ít nhất 3 lí do để DN phải quan tâm nghiên cứu tới vấn đề này:
+ Do thuế quan, hạn ngạch có thể gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm cà phê của DN với DN cà phê bản xứ do bị đánh thuế nhập khẩu.
+ Ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của cà phê DN với cà phê đến từ nước thứ 3, do tỉ lệ thuế quan khác nhau, do chế độ ưu đãi thuế (như giữa các thành viên của AFTA, NAFTA, EU)
+ Ảnh hưởng tới tính toán gía bán thích hợp.
Hiện nay, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật B
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status