Đề thi và đáp án môn luật tố tụng hành chính - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
BỘ ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI
Câu 1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Các giai đoạn của tố tụng hành chính đều có chung đối tượng xét xử?
2. Trong trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi tại phiên tòa, thì Hội đồng xét xử có quyền cử một thành viên của Hội đồng xét xử để ghi biên bản phiên tòa?
3. Tòa án nhân dân tỉnh D phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H?
4. Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện bồi thường thiệt hại cho mình?
Câu 2. Bài tập:
Ngày 19/6/2012 công ty G có đơn khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh T hủy các quyết định số 789/QĐ – UB ngày 05/5/2011 và quyết định số 798/QĐ – UB ngày 01/5/2010 có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do các quyết định hành chính nêu trên gây ra. Ngày 22/7/2012 Tòa án nhân dân tỉnh T đã thụ lý vụ án. Trong quá trình tòa án đang giải quyết vụ án, ngày 30/7/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh T đã ban hành Quyết định số 745/QĐ –UB với nội dung rút toàn bộ các Quyết định 789 và 798. Tại phiên tòa Sơ thẩm ngày 16/9/2012, Tòa án nhân dân tỉnh T ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính. Ngày 20/10/2012, Công ty G lại có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh T đòi bồi thường thiệt hại vì cho rằng các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh T đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho công ty G.
Hỏi:
1. Xác định tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án hành chính nêu trên, nêu căn cứ pháp luật?
2. Nhận xét về quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính của tòa án, nêu căn cứ pháp luật?
3. Công ty G có quyền kháng cáo đối với quyết định của tòa án không, nêu căn cứ pháp luật?
BÀI LÀM
Câu 1.1. Khẳng định trên là sai. Vì Luật tố tụng hành chính Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Một là, Luật tố tụng hành chính Việt Nam quy định quá trình tài phán hành chính phải trải qua hai giai đoạn là: giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tố tụng. Ðây là điểm đặc thù của Luật tố tụng hành chính mà các ngành Luật hình thức khác không có.
Giai đoạn tiền tố tụng: đây là giai đoạn bắt buộc phải trải qua để có thể thực hiện được giai đoạn tố tụng. Giai đoạn này được các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng và pháp luật hành chính nói chung và theo thủ tục hành chính, không phải do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng. Ðiều này đã được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và hiện tại là trong Luật tố tụng hành chính.
Giai đoạn tố tụng: là giai đoạn tài phán do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
– Hai là, tố tụng hành chính Việt Nam là tố tụng viết, nghĩa là các chứng cứ mà các bên nêu ra trong tố tụng hành chính phải được thể hiện bằng hình thức văn bản; các chứng cứ này được trao đổi công khai, tức là các đương sự có quyền được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp.Quan hệ giữa các đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án hành chính là quan hệ bình đẳng theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Câu 1.2. Nhận định trên là sai. Vì theo Điều 41 và Điều 44 Luật TTHC 2010 sẽ không thể xảy ra trong khi xét xử tại phiên tòa, chỉ thay đổi trước khi mở phiên tòa TTHC:
Điều 41. Những trường hợp phải từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng


LNItjo3D24p4DB1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status