Tình hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội trong 3 năm qua (2006 – 2008) - pdf 27

Download miễn phí Tình hình hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội trong 3 năm qua (2006 – 2008)



LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Khái quát về Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. 2
2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội: 4
3. Phạm vi và nội dung hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội: 6
II. Tình hình hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong 3 năm qua (2006-2008) 9
1. Nguồn vốn huy động: 9
2. Công tác tín dụng: 10
2.1. Cho vay vốn đối với hộ nghèo: 13
2.2 Cho vay giải quyết việc làm: 13
2.3. Cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn : 14
2.4.Cho vay chương trình nước sạch- vệ sinh môi trường: 15
2.5. Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp : 15
2.6. Cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động : 16
3. Về công tác tài chính kế toán 16
4. Về cơ sở vật chất phương tiện, trụ sở làm việc 17
5. Về công tác đào tạo cán bộ 17
6. Về công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ 17
III : Định hướng phát của NHCSXH TP Hà Nội. 18
1.Những khó khăn và thuận lợi của NHCSXH TP Hà Nội Trong quá trình hoạt động. 18
1.1.Thuận lợi. 18
 1.2. Khó khăn 19
2. Mục tiêu nhiệm vụ trong giai đoạn 2008 - 2010 21
3. Đề xuất và kiến nghị. 23
KẾT LUẬN 25
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o vay, các tổ chức Hội ở cơ sở (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên) đã thành lập trên 3.000 Tổ TK&VV để bình xét các hộ có nhu cầu cần vay và đủ điều kiện vay trình UBND xã, phường xác nhận. Đến nay thực hiện văn bản 1617/NHCS-TD của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiện toàn lại các Tổ TK&VV theo địa bàn thôn, bản, cụm dân cư. Số tổ sau khi kiện toàn là 2.797 tổ của 4 tổ chức Hội đoàn thể trên địa bàn Thành phố
Theo điều 19, điều 20 về tổ chức và hoạt động của NHCSXH thì bộ máy tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội hiện tại được tổ chức như sau:
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng CSXH TP Hà Nội
Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH TP
Giám đốc
Các Phó Giám đốc
Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ
Phòng
Kế hoạch Nghiệp vụ
Phòng
Kế toán Ngân quỹ
Phòng
Hành chính
Tổ chức
Phòng Tin học
13 Phòng giao dịch quận, huyện trực thuộc.
3. Phạm vi và nội dung hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội:
* Về nguồn vốn:
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm:
- Vốn điều lệ
- Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách xã hội khác.
- Vốn trích từ một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn.
- Vốn ODA được chính phủ giao.
+ Vốn huy động gồm:
- Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% tổng số nguồn vốn huy động bằng đồng Việt nam có trả lãi theo thoả thuận.
- Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác.
- Tiền gửi tiết kiệm của người nghèo
+ Vốn đi vay:
- Vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước
- Vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt nam
- Vay Ngân hàng nhà nước
- Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước và các loại vốn khác
* Về sử dụng vốn: NHCSXH sử dụng vốn để cho vay các đối tượng sau :
- Cho vay Hộ nghèo
- Cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ)
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Các đối tượng khác khi có quyết định của thủ tướng chính phủ
- Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác
* Về quản lý tài chính của NHCSXH:
Theo quyết định 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH thì có một số đặc điểm riêng biệt khác với các Ngân hàng thương mại như sau:
- Ngân hàng CSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
- Có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ cùng kiệt và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hay huy động với lãi suất thấp.
- Hàng năm NHCSXH được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý. Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần chi phí quản lý được hưởng.
- Ngân hàng CSXH có trách nhiệm lập và gửi Bộ tài chính kế hoạch tài chính gồm :
- Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của NHCSXH do cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện.
- NHCSXH thực hiện chế độ kiểm tra kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ tài chính và chịu trách nhiệm về số liệu đã công bố.
Từ nội dung về phạm vi hoạt động của NHCSXH như trên ta thấy NHCSXH là một định chế tài chính đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nó là Ngân hàng của Chính phủ, có chức năng nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ giao là thực hiện chính sách tín dụng cho người cùng kiệt và các đối tượng chính sách khác được Nhà nước quy định. Tham gia quản trị NHCSXH ở TW là Hội đồng quản trị với 12 thành viên của Chính phủ và các Bộ, ngành. ở địa phương là các ban thay mặt Hội đồng quản trị có 10 thành viên do Chủ tịch hay Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm trưởng ban thay mặt và các thành viên ban thay mặt là các cơ quan chuyên môn của UBND và thay mặt một số tổ chức Chính trị xã hội trên địa bàn.
II. Tình hình hoạt động của NHCSXH Thành phố Hà Nội trong 3 năm qua (2006-2008):
1. Nguồn vốn huy động:
Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Trong Ngân hàng thương mại thì việc huy động vốn là điều kiện để mở rộng phạm vi tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Còn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội thì việc huy động vốn có tính chất đặc thù khác: Việc huy động vốn theo lãi suất thị trường chỉ được thực hiện khi đã sử dụng hết các loại nguồn vốn không phải trả lãi hay trả lãi thấp, đồng thời việc huy động vốn theo lãi suất thị trường để cho vay các đối tượng chính sách Nhà nước phải cấp bù lãi suất. Chính vì vậy việc huy động vốn phải được NHCSXH Trung ương tính toán cân đối nguồn vốn huy động của toàn ngành. Trên cơ sở đó phân bổ giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho từng Chi nhánh tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, do địa thế thuận lợi - là trung tâm kinh tế, tập trung đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, là tiềm năng huy động vốn. Nên Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là một trong 3 đơn vị trong toàn ngành có thuận lợi về huy động vốn góp phần trong điều hoà nguồn vốn toàn hệ thống.
Bảng 1: Kết quả huy động nguồn vốn
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
2008
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Tổ chức
Kinh tế
1.100
1.112
750
755
950
1474
Dân cư
40
42
20
21
25
26
Tổng
1.140
1.154
770
776
975
1500
Từ bảng số liệu ta thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh hằng năm đều thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch được TW giao. Từ năm 2007 và 2008 kế hoạch huy động vốn TW giao thấp hơn năm 2006 và các năm trước ( năm 2007 giảm 370 triệu và năm 2008 giảm 165 triệu so với năm 2006 ) vì nguồn vốn cho vay đã được Ngân sách Nhà nước cấp ổn định và kịp thời hơn. Chi nhánh chỉ thực hiện phần huy động bổ sung cho TW theo kế hoạch giao. Về cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần do các ngân hàng thương mại...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status