Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội



Lời nói đầu 1
Phần I : Những vấn đề chung 2
I. Khái quát chung về công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị 2
1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1958 đến năm 1965) 2
1.2 Giai đoạn 2 (Từ năm 1966 đến năm 1974) 2
1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1975 đến 1985) 2
1.4. Giai đoạn 4 (Từ năm 1986 đến 1993) 3
1.5 Giai đoạn 5 (Từ năm 1994 đến 2002) 3
1.6 Giai đoạn (Từ năm 2003 đến nay) 3
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 3
2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: 3
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 6
3.1.Các Lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty 6
3.2. Đặc điểm của các yếu tố đầu vào. 6
3.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất công nghệ 7
3.4. Thông tin về thị trường. 9
4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 10
4.1.Tình hình sản xuất kinh doanh. 10
4.2. Phương hướng và kế hoạch năm 2007. 11
4.2.1 Các chỉ tiêu cơ bản: 11
4.2.2.Kế hoạch SXKD năm 2007. 11
II. Thực trạng công tác quản lý lao động tại công ty TNHHNN một thành viên cơ khí Hà Nội. 11
1. Thực trạng quản lý nhân lực 11
1.1. Phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo và hợp tác lao động 11
1.1.2. Hiệp tác lao động 14
1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính chuyên môn và trình độ được đào tạo. 16
1.3. Thực trạng điều kiện lao động 17
1.4. Công tác đào tạo tại công ty 18
1.5.Tạo động lực tinh thần cho người lao động 19
2. Định mức lao động 20
3.Tiền lương 21
3.1. Các hình thức trả lương cho tổ sản xuất trong phân xưởng cơ khí. 21
4. Quản lý nhà nước về tiền lương: 25
5. Thực hiện pháp luật lao động: 26
5.1.Hợp đồng lao động. 26
5.2 Thoả ước lao động tập thể. 26
Phần II: Chuyên đề 30
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 30
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động 30
A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động. 30
1. Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 33
1.1. Mục đích: 33
1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 33
2. Các nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động. 34
2.1.Nội dung khoa học – kỹ thuật 34
2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ, thể lệ về Bảo hộ lao động. 36
2.3. Nội dung về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ choc vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động. 37
B 38
1. Sự cần thiết phải thực hiện công tác BHLĐ. 38
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 39
II. Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội 39
1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của Công ty 39
2. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 41
3. Vai trò của Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động 42
4.Kế hoạch Bảo hộ lao động. 42
5. Chế độ chính sách Bảo hộ lao động. 49
5.1 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. 49
5.2 Huấn luyện Bảo hộ lao động. 49
5.3 Chế độ lao động. 50
5.3.1 Chế độ làm việc nghỉ ngơi. 50
5.3.2 Chế độ với lao động nữ. 50
5.3.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại. 50
A – Những nội dung về mặt kỹ thuật an toàn. 51
1, Kỹ thuật an toàn điện. 51
1.1. Biện pháp tổ chức: 51
1.2 Biện pháp kỹ thuật: 52
2, Kỹ thuật an toàn cơ khí 53
3, Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực 54
4, Kỹ thuật an toàn thiết bị nặng và vận chuyển 55
B – Những nội dung về vệ sinh lao động. 56
2. Tiếng ồn 58
3. Hơi khí độc. 60
4. Bụi 61
5. Nước thải 62
6. Hệ thống thông gió công nghiệp 63
7. Công tác phòng chống cháy nổ 63
8, Phong trào “Xanh – sạch - đẹp” của công ty 65
C- Tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp 66
1. Tình hình tai nạn lao động 66
2. Tình hình sức khoẻ bệnh tật 66
3. Tình hình bệnh nghề nghiệp tại công ty 67
III. Kiến nghị và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao đông 67
1. Đánh giá kết quả thực hiện: 67
2. Các biện pháp BHLĐ và cải thiện điều kiện làm việc: 69
Kết luận 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ời lao động nên vấn đề tranh chấp lao động và đình công ở công ty không xảy ra.
Mặt khác nếu mọi vấn đề mà người lao động thắc mắc đều được giải quyết thông qua việc thực hiện nội quy chế dân chủ ở công ty cho nên không dẫn đến cuộc tranh chấp nào.
* Thực hiện chính sách đối với lao động Nữ.
Hiện nay lao động Nữ của công ty Cơ khí Hà Nội chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với Nam giới, chiếm 22,24% trong tổng số lao động toàn công ty
(Theo báo cáo thống kê ngày 31/12/2006 của phòng tổ chức).Nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, tính trách nhiệm và kỷ luật caoHọ luôn hoàn thành và hoàn thành xuất sắc lượng công việc mà công ty giao. Họ đóng góp rất lớn cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty thực hiện chính sách đối với lao động Nữ theo quyết định số 143/QĐCT ngày 30/06/1998 về cách giải quyết chế độ đối với lao động Nữ. Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt chế độ ưu tiên lao động trong các nghề phải tiếp xúc với hoá chất độc, thực hiện chế độ nghỉ đẻ, khảm thai, nghỉ con ốm
Để tiếp tục khai thác sử dụng tiềm năng lao động Nữ và thực hiện chính sách đối với Phụ Nữ, công ty cần duy trì chính sách, chế độ ưu tiên lao động Nữ trong các công việc có yếu tố độc hại nguy hiểm, phải phân công công việc phù hợp, lập các nhóm, tổ động viên làm phát huy tinh thần lao động trong toàn công ty, tăng năng suất lao động đưa công ty ngày càng phát triển, tăng tiến.
Thanh tra, kiểm tra về pháp luật lao động
Xử lý vi phạm nội quy, quy chế kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, vệ sinh an toàn lao động, điều tra về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Uỷ ban nhân dân thành phố, sở Lao động Thương Binh Xã Hội, Sở y tế khoa học công nghệ và môi trường thực hiện.
Về phía công ty Ban Lãnh Đạo cũng thành lập ra Ban Thanh tra kiểm tra đôn đốc khi cần thiết và nắm tình hình tổng kết quá trình hoạt động. Cuối năm để có biện pháp khắc phục điều chỉnh phù hợp với điều kiện và môi trường sản xuất ở công ty.
Phần II: Chuyên đề
Tên chuyên đề: Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn cuả công tác Bảo hộ lao động
A. Cơ sở lý luận cuả công tác Bảo hộ lao động.
* Bảo hộ lao động: Là hệ thống các văn bản phát luật và biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế – Xã hội, khoa học – kỹ thuật nhằm bảo toàn an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.
- Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu là an toàn lao động và vệ sinh lao động. Bởi vậy trong nhiều trường hợp khi không đề cập đến những chính sách có liên quan như chế độ lao động nghỉ ngơi, lao động nữ, lao động đối với trẻ em, các dạng lao động đặc thùthì người ta dùng cụm từ “An toàn lao động – Vệ sinh lao động” thay cho Bảo hộ lao động, ở nước ta cho đến nay từ Bảo hộ lao động được dùng phổ biến với cách hiểu như đã định nghĩa ở trên và khi nói đến an toàn vệ sinh lao động chúng ta hiểu đó là nội dung chủ yếu nhất của công tác Bảo hộ lao động.
- Hoạt động cuả công tác Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ nền văn kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là yêu cầu tất yếu khách quan đẻ đảm bảo vệ sinh cho người lao động, là yếu tố không thể thiếu và tách rời khỏi sản xuất, đồng thời nó còn mang ý nghĩa chính trị xã hội nhân đạo sâu sắc.
* Điều kiện lao động:điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Với cách hiểu như vậy, khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đi sâu phân tích các biểu hiện của lao động xem nó ảnh hưởng và tác động như thế nào với người lao động.
* Các yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất: Các yếu tố khi phát sinh trong sản xuất tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại đến các bộ phận của cơ thể người lao động, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này diễn ra từ từ, kéo dài và hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghiệp. Các yếu tố có thể là:
- Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp cuả nơi làm việc bao gồm: nhiệt độ, đổ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ lưu chuyển không khícác yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn cho phép. Vượt quá giới hạn cho phép là vì khí hậu không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
- Bụi công nghiệp: là tập hợp của nhiều loại bụi có kích thước rất nhỏ tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước 0.5 – 5Mm, khi hít phải bụi này sẽ có khoảng 70 – 80% lượng bụi đi vào phổi làm tổn thương phổi hay bị bệnh bụi phổi.
- Chất độc: Đa số các hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp nhiều chất phát sinh trong quá trình công nghệ sản xuất gây độc hại với con người. Chúng thường ở dạng rắn, lỏng, khí và xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường hô hấp, tiêu hoá hay qua da. Khi chất độc vào cơ thể con người với một lượng lớn vượt quá sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp.
- Tiếng ồn và chấn động: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hay bộ phận máy, do va chạm,tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn tới bệnh nghễ nghiệp. Còn chấn động thường là do các công cụ bằng tay chạy bằng khí nén, động cơ nổgây ra tổn thương khớp xương, rối loạn mạch. Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ra bệnh điếc nghề nghiệp.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý.
Ngoài những yếu tố trên còn có những yếu tố về vi sinh vật, sinh vật như: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các ký sinh trùng, côn trùng, rắncũng là những yếu tố có hại trong sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động.
* Tai nạn lao động
Theo điều luật 105 Bộ luật lao động quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động hay tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
Tai nạn lao động: người tai nạn lao động chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong bệnh viện, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn la...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status