Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam



PHÇN i: THùC TR¹NG H¹CH TO¸N KÕ TO¸N TRONG C¸C doanh nghiÖp dÖt may viÖt nam 1
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam 1
1.1.1 Vai trò của doanh nghiệp dệt may trong cơ cấu nền kinh tế 1
1.1.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam 5
1.1.3 Doanh nghiệp dệt may trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 9
1.2 Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 12
1.2.1 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước 14
1.2.2 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh 20
1.3 Nhận xét về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 26
PhÇn 2: ph­¬ng h­íng vµ gi¶i ph¸p hoµn thiÖn tæ chøc h¹ch to¸n kÕ to¸n trong c¸c doanh nghiÖp dÖt may viÖt nam 36
2.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 36
2.1.1 Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay - cơ chế thị trường định hướng XHCN 36
2.1.2 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may phải phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế 38
2.1.3 Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp 38
2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 39
2.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 39
2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán 44
2.2.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán 45
2.2.4 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán 47
2.2.5 Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính 47
2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp dệt may 48
2.3 Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 49
2.3.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 50
2.3.2 Về phía doanh nghiệp 51
PHỤ LỤC.52
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ển khai Luật vào thực tiễn của các doanh nghiệp chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra kế toán theo các điều 35 đến 38 Luật Kế toán chưa được triển khai. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kế toán của doanh nghiệp. Song, việc kiểm tra công tác kế toán doanh nghiệp của cơ quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuế không có thẩm quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, những sai sót của doanh nghiệp về công tác kế toán nhiều khi không được xử lý nghiêm minh.
Để từng bước đưa chế độ kế toán Việt Nam hòa nhập cùng chế độ kế toán của các nước trên thế giới, những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực nghiên cứu và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Đó là một cố gắng lớn, đáng ghi nhận. Song, việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kế toán là quan trọng nhưng quan trọng hơn là đưa chúng vào thực tiễn. Nghiên cứu, tiếp thu các chuẩn mực kế toán là công việc rất phức tạp, ngay cả với những cán bộ kế toán được đào tạo chính quy. Do đó, ban hành các chuẩn mực kế toán chưa phải đã là hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, ở không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, còn rất nhiều cán bộ kế toán vẫn chưa tìm hiểu, thậm chí chưa biết đến chuẩn mực kế toán.
Về thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp dệt may quy mô vừa và nhỏ: đi sâu vào phân tích, đánh giá các kỳ quyết toán thuế, nhiều doanh nghiệp tư nhân thực hiện chế độ kế toán chưa đạt yêu cầu, chưa theo đúng trình tự ghi chép sổ sách kế toán, nhất là việc kế toán quỹ tiền mặt không tuân theo các quy định của chế độ kế toán, không kiểm kê và không phản ánh được tiền mặt tồn cuối kỳ. Tình trạng sử dụng lao động không có hợp đồng, chi trả tiền lương, tiền công phản ánh không đúng sự thực diễn ra khá phổ biến. Các quy định về hạch toán tài sản cố định chưa tuân thủ, nhiều dịch vụ mua ngoài vừa dùng cho sinh hoạt vừa dùng cho sản xuất kinh doanh chưa phân bổ được, hầu hết đưa vào sản xuất kinh doanh chịu. Vấn đề kê khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế vẫn còn chậm so với yêu cầu của luật, đặc biệt là các phạm vi về quản lý sử dụng hoá đơn vẫn còn nhiều...
PhÇn 2
ph­¬ng h­íng vµ gi¶i ph¸p hoµn thiÖn tæ chøc h¹ch to¸n
kÕ to¸n trong c¸c doanh nghiÖp dÖt may viÖt nam
2.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
2.1.1 Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay - cơ chế thị trường định hướng XHCN
Chúng ta đã biết hạch toán kế toán ra đời, tồn tại và phát triển xuất phát từ nhu cầu phải giám đốc và quản lý hoạt động kinh tế. Xã hội càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất càng tăng, nghĩa là càng cần tăng cường quản lý sản xuất, theo đó hạch toán kế toán cũng không ngừng được phát triển và hoàn thiện về phương pháp và hình thức tổ chức. Như vậy, hạch toán kế toán phải phụ thuộc thường xuyên, trực tiếp vào cơ chế quản lý điều hành nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta là cơ chế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung phải phù hợp với cơ chế đó.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những nét đặc trưng sau:
- Đó là nền kinh tế hoạt động tuân thủ theo các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị.... trong đó quy luật giá trị chi phối các quy luật khác.
- Đó là nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhwn) với nhiều thành phần kinh tế. Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Đó là nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch... qua đó tạo ra môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động.
- Đó là nền kinh tế trong đó các doanh nghiệp với mục tiêu trước hết là lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh; các doanh nghiệp có tính tự chủ cao về điều hành doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp lý đã thiết lập; Các doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng, không có bảo hộ, độc quyền, giá mua và giá bán đều hình thành trên thị trường, kết hợp hài hoà lợi ích doanh nghiệp, lợi ích chung toàn xã hội và lợi ích người lao động,thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động.
- Đó là nền kinh tế trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới, là nền kinh tế mở cùng với việc mở rộng các quan hệ kinh tế song phương và đa phương với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
Tất cả những đặc trưng trên đây của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến cách quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp, trong đó có quản lý hoạt động tài chính. Hạch toán kế toán là một công cụ quản lý tài chính quan trọng vì vậy việc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp phải phù hợp với các đặc trưng này, có như vậy mới đảm bảo được chứng năng của HTKT, cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
2.1.2 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may phải phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế
Theo xu thế thời đại, khi thế giới chúng ta đang ngày càng thu hẹp lại, các giao dịch xuyên quốc gia đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ hơn, tất cả các quốc gia đang tìm cách hoà hợp các Chuẩn mực kế toán trong nước với các Chuẩn mực quốc tế. Chính vì thế, cùng với các lĩnh vực khác của Việt Nam đang trong quá trình tiến tới một khuôn khổ pháp lý chung, ngành kế toán Việt Nam cũng theo con đường đó - Con đường duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phát triển nghề nghiệp kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ chung được thừa nhận nhằm đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế, khẳng định c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status