FDI sạch, bản chất và thực trạng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài.
Đề tài thảo luận môn Chuyên đề I phục vụ cho bài kiểm tra giữa kì và cuối kì.
Đề tài 2: FDI sạch, bản chất và thực trạng.
2. Lịch sử vấn đề.
Từ thực tế qúa trình phát triến nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minh
sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiện
quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng họp tác đa phương, củng cố vị trí của Việt
Nam trên trường quốc tế. Từ chỗ giữ vai trò không đáng kể trong nền kinh tế Việt
Nam (tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm 1992 mới chỉ là 2%), đến nay,
các doanh nghiệp FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển năng động
và đóng góp đến hơn 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Với nguồn vốn đầu tư đến từ 92
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà còn
mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo
thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mói, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn
lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, thì FDI cũng đã và
đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và
chất lượng cuộc sống của dân cư. Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc

dư luận xã hội, trong đó nối bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễm
môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới Việt Nam về cả mặt
kinh tế và xã hội như: sự leo thang của giá cả dẫn dến lạm phát cao, các biến động bất
thường của thị trường bất động sản gây nên các cơn sốt không thể kiểm soát và tác
động tiêu cực lớn nhất từ FDI mà vẫn đang là nỗi lo của các ban ngành trung ương và
địa phương hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại từ các nhà
máy công nghiệp. Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần có những giải pháp
đế nhằm thu hút được lượng vốn FDI thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn
phải đảm bảo sự ổn định xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững, hay nói cách khác là
cần thu hút được FDI sạch?. Vậy FDI sạch là gì? Bản chất của FDI sạch? Và thực
trạng của nó tác động đến Việt Nam hiện nay ra sao?. Đó là những vấn đề được
chúng em đề cập trong bài tiểu luận này.
1
Tiểu luận môn Chuyên đề 1 Nhóm 2- KTĐT34A
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, ngoài những nghiên cứu được sưu tầm ở
các tạp chí, công trình khoa học, số liệu thống kê từ các trang web kinh tế tin cậy,
chúng em có đưa ra một vài nhận xét và giải pháp chủ quan của mình. Do khả năng
có hạn, tầm nhìn còn hạn chế chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót sai
lầm, kính mong cô xem xét qua và cho ý kiến. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI SẠCH TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA.
1. Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI.
1.1. Khái niệm FDI.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tố chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư
trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế
khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản
lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
2
Tiểu luận môn Chuyên đề 1 Nhóm 2- KTĐT34A
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền nước ngoái hay bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận đế
họp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay thành lập xỉ nghiệp liên doanh hoặc
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này" còn theo luật
đầu tư 2005 thì “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền hay bất kì một tài sản nào đế tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tố chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ Một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hay không có tư cách
pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ỉt nhất 10% cồ phiếu thường
hay có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực
hiện quyền kiếm soát công ty”. Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng
mức 10% làm mốc xác định FDI.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thế đưa ra một khái niệm chung nhất
về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong
đó ngưòi chủ sở hữu vốn đồng thòi là ngưòi trực tiếp quản lý và điều hành hoạt
động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết
quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”
Các khái niệm liên quan:
-Dòng vốn FDI ( FDI inflow) là dòng vốn chảy từ nước của chủ đầu tư sang
nước tiếp nhận đầu tư nhằm tận dụng lợi thế so sánh tại nước chủ nhà để tạo ra
lợi nhuận cho chủ đầu tư
-Lượng vốn FDI là lượng tiền hay các tài sản hợp pháp mà chủ đầu tư nước
ngoài đưa sang nước khác để đầu tư
-Nước chủ đầu tư ( Home country) là nước của tổ chức ,cá nhân sở hữu vốn hoặc
người thay mặt chủ sở hữu hay người vay vốn và trực tiếp quản lý , sử dụng vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư
-Nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư ( Host coutry) là nơi tiếp nhận vốn và trực
3
Tiểu luận môn Chuyên đề 1 Nhóm 2- KTĐT34A
tiếp diễn ra hoạt động đầu tư .
-Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investor) là tố chức, cá nhân
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà
-Doanh nghiệp FDI ( FDI enterprise)là doanh nghiệp mà trong vốn pháp định có
một lượng vốn nhất định tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia của chủ đầu tư
nước ngoài ( Đối với Việt Nam là trên 30% vốn pháp định)
-Vốn đăng kí ( registration capital)là lượng vốn mà chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư
sang nước chủ nhà
-Vốn thực hiện (implement capital) là lượng vốn thực tế mà chủ đầu tư đã bỏ ra
cho hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà.
1.2. Các hình thức FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
a) Phân theo hình thức đầu tư.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư mà các bên
tham gia bao gồm: một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước ký kết
thỏa thuận đế tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà
trên cơ sở quy định rõ về đối tượng, nội dung kinh doanh, trách nhiệm và phân phối
kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một
tư cách pháp nhân mới nào.
- Hình thức công ty hay doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp hay liên
doanh được thành lập giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng
góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ vốn góp .
- Hình thức doanh nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là doanh nghiệp do
các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu hoàn toàn
về trách nhiệm kinh doanh
- Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực
hiện những họp đồng xây dựng - vận hành - chuyến giao (B.O.T). Những dự án B.O.T
thường được chính phủ các nước đang phát triến tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực
hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
b) Phân theo bản chất đầu tư.
4
Tiểu luận môn Chuyên đề 1 Nhóm 2- KTĐT34A
- Đầu tư mới (Greenfiel investment): là hình thức đầu tư trực tiếp xây dựng
các cơ sở sản xuất kinh doanh mới hay mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã
tồn tại ở nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
- Mua lại và sáp nhập(M&A): là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hay một doanh nghiệp này
mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất
thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
c) Phân theo tính chất dòng vốn.
- Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty
trong nước phát hành ở một mức đủ lớn đế có quyền tham gia vào các quyết định
quản lý của công ty.


59B5kMZsmPVQn12

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status