Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu



 
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. Cơ sở lý luận 2
1. Thị trường lao động, tiền lương và tiền lương tối thiểu 2
1.1 Hàng hoá sức lao động và giá cả sức lao động 2
1.2 Thị trường lao động 3
1.3 Cung lao động 3
1.4 Cầu lao động 4
1.5 Thất nghiệp 5
1.6 Mối quan hệ giữa giá cả sức lao động và cân bằng cung cầu lao động 5
2. Cơ sở lý luận và bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 7
2.1 Về cơ sở lý luận 7
2.2 Về bản chất 7
2.3 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 9
3. Tiền lương tối thiểu 10
3.1 Phương pháp luận xác định tiền lương tối thiểu 10
3.2 Chức năng của tiền lương tối thiểu: 11
3.3 Các phương pháp xác định mức lương tối thiểu 11
3.3.1 Xác định mức lương tối thiểu chung 11
3.3 .2 Xác định mức lương tối thiểu vùng 13
3.3.3 Xác định mức lương tối thiểu ngành 13
II. Thực trạng 14
III. 1.Cải cách tiền lương ở Việt Nam 14
1. Hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay 16
3. Tác động của tiền lương tối thiểu 18
3.1 Mối quan hệ giá – lương - tiền 18
3.2 Tác động của tiền lương tối thiểu tới người lao động trong các khu vực 20
3.3 Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu 23
4. Ưu nhược điểm của tiền lương tối thiểu 25
4.1 Ưu điểm 25
4.2 Nhược điểm 26
5. Vai trò của Nhà nước 30
IV. Phương hướng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của tiền lương tối thiểu 33
1. Định hướng thay đổi chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta 33
1.1 Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung 33
2.2. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu 35
2.3. Thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu 35
2. Lộ trình thống nhất tiền lương tối thiểu 37
V. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và trong điều kiện ngân sách khó khăn thì đương nhiên quyết định chính sách là ấn định mức lương tối thiểu thuộc miền xác định gần cận dưới. Đây là nhược điểm cơ bản của việc xác định tiền lương tối thiểu ở nước ta từ năm 1993 đến nay; đồng thời do mức lương tối thiểu chung là “nền” của chế độ tiền lương đã dẫn đến chính sách tiền lương rất lạc hậu so với thực tiễn, gây khó khăn cho cải cách cơ bản chính sách tiền lương theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
3.3 .2 Xác định mức lương tối thiểu vùng
    Mức lương tối thiểu vùng có thể được xác định theo 5 yếu tố: (1) mức sống tối thiểu của người lao động trong vùng; (2) mức sống chung đạt được trong vùng (vùng mức sống); (3) mặt bằng tiền lương trong vùng; (4) giá cả tiêu dùng trong vùng; và (5) các yếu tố về vị trí, vai trò, mức độ hấp dẫn của vùng. 
3.3.3 Xác định mức lương tối thiểu ngành
    Mức lương tối thiểu ngành có thể được xác định theo 3 yếu tố: (1) chất lượng và điều kiện lao động theo yêu cầu của ngành; (2) quan hệ cung cầu lao động của ngành; và (3) các yếu tố về vị trí, vai trò, mức độ hấp dẫn của ngành.
Thực trạng
1.Cải cách tiền lương ở Việt Nam
 Từ năm 1993 trở lại đây, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu và được điều chỉnh từng năm theo mức độ trượt giá để bù đắp tiền lương thực tế và cải thiện đời sống theo mức độ tăng trưởng GDP. Cụ thể là:
+) Năm 1993 :          120.000đ/tháng
+) Năm 1997:          144.000đ/tháng
+) Năm 1999:          180.000đ/tháng
+) Năm 2001:          210.000đ/tháng
+) Năm 2003:          290.000đ/tháng
+) Từ 01/10/2005 đến 01/10/2006: 350.000đ/tháng
+) Từ 01/10/2006 đến nay: 450.000đ/tháng
Như vậy tính ra từ năm 1993 đến tháng 10/2006 đã có đến 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu. Tính bình quân, chưa đến 2 năm thì lại có một lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2006, chỉ trong vòng 6 năm, Nhà nước đã phải thực hiện 5 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Xét về mặt bản chất, việc điều chỉnh lương tối thiểu trong thời gian qua có cả yếu tố tăng thu nhập thực tế cho người lao động, và có cả yếu tố bù đắp phần thu nhập thực tế bị mất đi do giá của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng lên. Tất nhiên, đây là cả một sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của người lao động trong khu vực Nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến của chỉ số lạm phát tiền tệ trong những năm gần đây thì chỉ số giá hàng tiêu dùng vẫn cao; do vậy, tác động làm tăng thu nhập thực tế cho người lao động qua các lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vẫn chưa đủ độ để “khoả lấp” phần tiền thu nhập thực tế bằng tiền lương bị giảm sút do tốc độ tăng giá vẫn cao hơn tốc độ tăng của tiền lương. Để khắc phục được nhược điểm này, có thể có nhiều giải pháp khác nhau. Trong số các giải pháp đó thì hay là ổn định được giá cả; hay là tiền lương tối thiểu cần được điều chỉnh kịp thời hơn mỗi khi giá cả hàng hoá - dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã kết hợp cả hai giải pháp này. Tuy nhiên, việc kết hợp đó còn những hạn chế nhất định nên hiệu quả của mỗi lần điều chỉnh lương tối thiểu là chưa cao; thậm chí còn có những tác động ngược lại đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đó là tình trạng, việc điều chỉnh tiền lương đã được mọi người “biết trước” một cách quá sớm, nên lương chưa được điều chỉnh thì giá cả đã tự động tăng lên. Vì vậy, ý nghĩa kinh tế - xã hội của mỗi lần điều chỉnh tiền lương không được thể hiện một cách rõ nét. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được bắt nguồn từ việc quan niệm quan hệ giữa giá cả trong nước với giá cả trên thị trường thế giới qua một số mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, phân bón chưa thật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đó là quan niệm về sự thống nhất giữa các hệ thống giá cả nội địa ở từng quốc gia với giá cả trên thị trường mang tính toàn cầu. Do quan niệm như vậy, nên mỗi lần giá cả trên thị trường trong nước tăng lên là được giải thích ngay là, do giá dầu thô, giá sắt thép, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng lên, thì giá trên thị trường trong nước cũng phải tăng theo. Những cách quan niệm còn khác nhau trong giới hoạch định chính sách là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh một cách liên tục. Bên cạnh đó là các quan niệm còn khá xa nhau về tiền lương tối thiểu. Lương tối thiểu được sử dụng để làm cơ sở cho việc trả lương cho những người lao động trong bộ máy Nhà nước có gì khác với mức lương tối thiểu của các thành phần kinh tế không phải là Nhà nước. Tình trạng chưa rõ ràng về quan niệm lương tối thiểu là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự không công bằng về thu nhập trong xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ Nhà nước ra làm ngoài. Vấn đề đáng lưu tâm hơn là, do chưa có sự rõ ràng trong quan niệm về lương tối thiểu, về thu nhập giữa các thành phần kinh tế khác nhau nên đã và đang tồn tại tình trạng không ít khu vực Nhà nước có mức lương rất cao; đặc biệt là ở một số ngành dịch vụ. Rõ ràng là, với những ngành như vậy, Ngân sách Nhà nước đã và đang bị mất đi một khoản thu khá lớn. Do vậy, ý nghĩa của việc xác định lương tối thiểu là rất lớn.
Hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay
Bộ luật Lao động hiện hành đã quy định hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta có mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng và mức lương tối thiểu ngành. 
Mức lương tối thiểu chung là mức lương sàn thấp nhất (lưới an toàn) bắt buộc áp dụng chung trong mọi quan hệ lao động. Ở nước ta hiện nay, mức lương tối thiểu chung được dùng làm "nền" để tính các mức lương trong các thang, bảng lương và phụ cấp của người hưởng lương và là căn cứ để tính các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc (trừ khu vực kinh tế có  vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có mức lương tối thiểu riêng).
Mức lương tối thiểu vùng (cao hơn mức lương tối thiểu chung) được quy định để nhấn mạnh yếu tố đặc thù vùng mà khi xác định mức lương tối thiểu chung chưa tính đến. Mức lương tối thiểu vùng có 3 chức năng cơ bản: (1) bảo đảm sức mua ngang nhau của mức lương tối thiểu tại các vùng khác nhau; (2) điều tiết cung cầu lao động; và (3) khuyến khích phân bố đầu tư hợp lý giữa các vùng. ở nước ta hiện nay, khu vực kinh tế FDI đã được áp dụng các mức lương tối thiểu vùng (còn khu vực trong nước chưa áp dụng).
    Mức lương tối thiểu ngành (cao hơn mức lương tối thiểu vùng) được hình thành từ thoả ước lao động tập thể ngành (yêu cầu của thị trường lao động phát triển) để áp dụng chung trong ngành đó. Mức lương tối thiểu ngành có 3 chức năng cơ bản: (1) bảo đảm mức lương phù hợp với mức độ phức tạp thấp nhất trong ngành; (2) điều tiết cung cầu lao động; (3) loại trừ cạnh tranh không công bằng gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status