Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994 - 2004 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994 - 2004



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2
I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 2
II- Một số khái niệm về kết quả sản xuất nông nghiệp 7
1. Kết quả sản xuất 7
2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất 7
3. Đơn vị đo lường 8
III- Hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất nông nghiệp 9
1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất 9
2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 9
3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sản phẩm ngành nông nghiệp 10
4. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp 12
5. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 19
IV. Một số phương pháp thống kê phân tích kết quả sản xuất 21
1- Phương pháp phân tổ 22
2- Phương pháp Bảng thống kê 23
3- Phương pháp Dãy số thời gian 23
3.1. Khái niệm 23
3.2. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian 24
3.3. Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian 24
4- Phương pháp dự báo thống kê ngăn hạn 26
4.1 Khái niệm 26
4.2 Tác dụng của dự báo thống kê ngăn hạn 26
4.3 Đặc điểm của phương pháp dự báo thống kê 26
 
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT 28
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1994- 2004 28
I- khái quát chung ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994- 2004 28
1. Về sản xuất nông nghiệp 28
2. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu có nhiều khởi sắc 33
3. Các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển và tăng trưởng ổn định 33
4. Chăn nuôi phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh: 35
5. Xuất hiên các mô hình phát triển nông, lâm, thuỷ sản 37
5.1. Mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp 37
5.2. Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh, đa ngành theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế – xã hội. 38
5.3. Mô hình gắn nông nghiệp hàng hoá với công nghiệp, xuất khẩu 38
5.4. Mô hình HTXNN dịch vụ kinh tế hộ 39
II- Hướng phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp 41
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 41
2- phân tích xu hướng biến động và dự đoán khả năng đạt được trong năm 2005-2006 41
II- Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích 42
1- phân tích tốc độ tăng (giảm) và biến động của kết quả sản xuất nông nghiệp 42
2 – Phân tích xu hướng biến động và dự báo khả năng đạt được trong năm 2005-2006 49
2.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 53
2.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 55
2.3. Giá trị sản xuất dịch vụ ngành nông nghiệp 57
chương III: Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hứng nhân quả giữa các hiện tượng cho nên điều kiện để xác định mô hình dự báo là:
- Các nguyên nhân, các yếu tố, các điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến quy luật biến động phải tương đối ổn định, bền vững trong quá khứ đến hiện tại và tiến đến tương lai.
- Một khi có sự thay đổi các yếu tố, các nguyên nhân thì phải xác định lại mô hình để thích nghi với hiện thực
- Để dễ điều chỉnh mô hình và đảm bảo mức độ chính xác phù hợp với thực tiễn thì tầm xa dự báo ( là khoảng cách thời gian từ hiện tại đến tương lai) không nên quá 1/3 thời gian tiền sử.
+ Tính khả thi của mức độ dự báo mang tính xác suất
+ Dự báo thống kê là dự báo ngắn hạn và dự báo trung hạn vì mức độ chính xác của kết quả dự báo thống kê tỷ lệ nghịch với tầm xa dự báo
+ Dự báo thống kê mang tính nhiều phương án. cần lựa chọn phương án hay mô hình để làm hàm dự báo bằng cách kiểm định mô hình
+ Phương tiện để dự báo thống kê là các thuật toán kỹ thuật tính toán phân tích, phương tiện tính toán, vi tính và trình độ nhận thức của người dự báo
- Yêu cầu của dự báo thống kê phải theo trình tự sau:
+ Phân tích thực trạng biến động của hiện tượng nghiên cứu bằng phương pháp thống kê để đánh giá bản chất, mối quan hệ nội tại của đối tượng nghiên cứu
+ Xác định mô hình dự báo, tính toán các tham số để định lượng chiều hướng, dáng điệu biến động của tính quy luật
+ Kiểm định lựa chọn mô hình làm hàm dự báo
Phân tích hậu dự báo, theo dõi các yếu tố nguyên nhân, điềukiện đã, đang và sẽ xảy ra, tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh lại mô hình một khi cần thiết.
Chương II
Phân tích thực trạng kết quả sản xuất
nông nghiệp việt nam thời kỳ 1994- 2004
I- khái quát chung ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1994- 2004
Trong những năm qua ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và cơ bản, tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thành thị nông thôn, nguồn vốn, nguồn nhân lực và kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường đã được nâng lên. Trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản, vấn đề an toàn lương thực quốc gia được giải quyết tốt, xu hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi được mở rộng, khối lượng và giá trị nông sản xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức khá cao (trên 4%) và ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiêp và thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện vật chất thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thị trường nông sản có sự biến động liên tục , chủ yếu là giá hàng hoá xuất khẩu có xu hướng giảm nguyên nhân là cung luôn vượt cầu.
1. Về sản xuất nông nghiệp
Mục tiêu của thời kỳ1994-2000 tập trung sản xuất lương thực nhưng chuyển sang năm 2001, diện tích và sản lượng lương thực có hạt đã giảm sáo với năm 2000. Đó là nét mới, khác hẳn các năm trước của thời kỳ đổi mới . Thực tế này thể hiện rõ nhất đối với sản xuất lúa. Từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khoá VI) đến năm 2000 diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục theo quy luật năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng bình quân 2,45% về diện tích và 5,5% về sản lượng, không có năm nào giảm. Nhưng từ 2001 đến 2003 sản xuất lúa đã xuất hiện xu hướng khác: diện tích giảm, sản lượng tăng không đáng kể, hay không tăng.
Biểu 01: Diên tích và sản lượng lúa Việt Nam 1994-2003
Số lượng
Tốc độ tăng hàng năm (%)
Diện tích (1000 ha)
Sản lượng (1000 tấn)
Diện tích
Sản lượng
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
6598,6
6765,6
7003,8
7099,7
7362,7
7653,6
7666,3
7492,7
7504,3
7450.0
23.528,2
24.963,7
26.396,6
27.523,9
29.145,5
31.393,8
32.529,5
32.108,4
34.447,2
34.620,0
0,6
2,5
3,5
1,4
3,7
4,0
0,2
- 2,3
0,2
- 0.2
3,0
6,1
5,7
4,3
5,9
7,7
3,6
- 1,3
7,3
0,5
Nguồn số liệu: niên giám thống kê nông-lâm-thuỷ sản (1975-2000) và niên giám thống kê 2003
Hiện tượng giảm diện tích lúa 2,3% (174 nghìn ha) và sản lượng lúa 1,3% (42 vạn tấn) của năm 2001 không bắt nguồn từ nguyên nhân thời tiết xấu hay chỉ đạo kém mà là do thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt để tăng hiệu quả trên từng đơn vị diện tích, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Trong điều kiện quan hệ cung cầu về lương thực trong nước và thế giới xuất hiện xu hướng cung vượt cầu, giá lương thực giảm mạnh, Chính phủ chủ trương chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp, không ổn định sang trông các cây khác hay nuôi trồng thủy sản có lợi hơn. Thực hiện chủ trương đó, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước và môi trường sinh thái. Kết quả bước đầu đáng khích lệ. Cả nước đã chuyển trên 166 nghìn ha đất lúa vùng ven biển sản xuất bấp bênh, năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả có lợi hơn. Các vùng và địa phương chuyển đổi nhiều và nhanh là vùng bán đảo Cà Mau (Cà Mau chuyển 100 nghìn ha, Bạc Liêu chuyển 34 nghìn ha, Sóc Trăng chuyển 25 nghìn ha...), duyên hải Nam Trung bộ chuyển 9 nghìn ha. Các vùng khác xa biển, xu hướng phổ biến là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, kể cả trồng cỏ (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) có hiệu quả hơn. Điển hình là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Sang năm 2002 và năm 2003 xu hướng trên vẫn tiếp tục: vụ lúa đông xuân 2002 diện tích gieo cấy giảm 23,9 nghìn ha (-0,8%) so với đông xuân 2001, mặc dù thời tiết rất thuận lợi.Vụ đông xuân 2003, diện tích lúa tiếp tục giảm 10,2 nghìn ha, (vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm 14,9 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ giảm 1600 ha, vùng đồng băng sông Hồng giảm 5000 ha) so với cùng kỳ năm 2002.
- Xu hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng gạo ngon, dù năng suất không cao, giảm dần các giống lúa chất lượng thấp dù năng suất cao hơn. Tuy xu hướng này chưa phổ biến song bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng gạo phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, rõ nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Vụ Đông xuân có nhiều lợi thế về thời vụ, ánh sáng, độ ẩm, khí hậu, thời tiết, giống, khả năng thâm canh, năng suất cao và ổn định, giá bán cao, chi phí thấp nên có xu hướng tăng nhanh. Vụ Hè thu và vụ Mùa thường chịu ảnh hưởng lớn của bão, lũ, lốc, sâu bệnh, năng suất bấp bênh, chi phí cao nên diện tích gieo cấy giảm dần. Năm 2001, diện tích lúa Hè thu đạt 2210 nghìn ha, giảm 82 nghìn ha, trong đó chủ yếu là lúa vụ 3 ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích lúa Mùa 2225 nghìn ha, giảm 135 nghìn ha so với năm 2000. Năm 2002 xu hướng đó tiếp tục diễn ra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích lúa mùa năm 2...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status