Đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận của Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ phận của Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam



- Lời mở đầu . 1
 - Nội dung . 2
 Phần I:
 Một số vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá
 Doanh nghiệp Nhà nước
 1. Bản chất của cổ phần hoá là gì? . 2
 2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hoá một bộ p hận
 DNNN ở Việt Nam . 2
 3. Mục tiêu của cổ phần hoá . 3
 Phần 2:
 Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt Nam
 1. Tiến trình cổ phần hoá . 4
 2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. 7
 Phần ba
 Định hướng và giải pháp cổ phần hoá một bộ phận
 DNNN trong thời gian tới . 13
 - Kết luận . 16
 - Tài liệu tham khảo .





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất, từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước khác. Việc cổ phần hoá DNNN nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hiệu quả hơn trong quá trình đổi mới, tạo môi trường hoạt động vốn dài hạn và lâu dài cho người dân để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời tạo ra sức bật cho sự phát triển.
Tóm lại, các DNNN ở nước ta do yếu tố lịch sử để lại đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như tuyệt đối trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Quá trình chuyển đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản DNNN. Đây là nhiệm vụ bắt buộc cần có bước đi phù hợp trong thời gian tới.
3. Mục tiêu của cổ phần hoá
Cổ phần hoá DNNN ở nước ta được tiến hành từ năm 1992 nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh; đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường; huy động vốn từ các thành phần kinh tế tăng cường quản lý dân chủ. Với các doanh nghiệp chuyển từ DNNN sang cổ phần hóa là một cách làm rất tốt vì giúp các doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu của mình.
Khi tiến hành cổ phần hoá một số dnnn, chúng ta mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
Một là, chuyển phần sở hữu Nhà nước thành sở hữu của cổ đông nhăm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Hai là, phải huy động một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Ba là, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
Việc chuyển các DNNN thành công ty cổ phần không phải là mục đích tự thân, mà xuất phát từ mục tiêu kinh tế - chính trị, xã hội do Nhà nước lựa chọn giải pháp chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần trong giai đoạn hiện nay có thể thực hiện ở một số doanh nghiệp mà trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu của cổ phần hóa một bộ phận DNNN là huy động vốn của toàn xã hội nhằm đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, từ đó tạo ra động lực bên trong thay đổi cách quản lí nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tăng tài sản và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp.
Phần 2:
thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt Nam
1.Tiến trình cổ phần hoá
Qua hai năm thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số DNNN đối chiếu với các mục tiêu đặt ra khi cổ phần hoá, trong thực tế các doanh nghịêp đã chuyển một phần sở hữu nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, huy dộng được một khối lượng vốn trong nước nhưng vẫn xhưa phát huy hết quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức trong DN.
Cổ phần hoá từng bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một công cuộc khó khăn. DNNN ở nước ta hình thành từ năm 1954 (ở miền Bắc) và từ năm 1975 (ở miền Nam). Do hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các DNNN ở Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đại Hội 9 của Đảng đã khẳng định sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán. Đây là một mô hình mới trong lịch sử phát triển, vừa có những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với những đặc thù của Việt Nam. Chủ trương cổ phần hoá một bộ phận DNNN đã được Đảng và Chính phủ đặt ra từ đầu thập kỉ 90 và chính thức triển khai từ năm 1992 - năm mà nền kinh tế ở Việt Nam đạt thành tựu rực rỡ nhất kể từ khi đổi mới. Có thể chia quá trình này thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn thí điểm (1992-1995):
Nhiều văn bản liên quan đã được ban hành, gồm có:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 11/1991) đã ghi: "chuyển một số DNNN có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trược khi mở rộng trong phạm vi thích hợp".
- Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khoá 7 (tháng 1/1994) chỉ rõ cổ phần hoá thu hút thêm vốn cho doanh nghiệp.
- Nghị quuyết Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chỉ đạo của DNNN (số 10 NQ/TW) đã chỉ rõ: tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho cán bộ công nhân viên.. và bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp".
- Thông báo số 63 TB/TW ngày 4/4/1991 của Bộ Chính trị khẳng định tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá DNNN trong thời gian tới.
- Nghị Quyết kì họp thư 10 Quốc hội khoá VIII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991-1995 đã ghi: "thí điểm về cổ phần hoá một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển".
Để thực hiện, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản:
- Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hôi đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
- Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các DNNN.
- Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1997 của chính phủ về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Thực hiện quyết định số 202/CT, chúng ta đã tiến hành hướng dẫn các DNNN đăng kí thực hiện thí điểm chuyển sang công ty cổ phần. Quyết định số 203/CT ngày 8/6/1992 đã chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần, đó là:
- Nhà máy xà phòng Việt Nam
- Nhà máy diêm Thống nhất
- Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội
- Xí nghiệp chế biến gỗ Long bình
- Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng
- Xí nghiệp dệt da may Legamex
- Xí nghiệp sản xuất bao bì
Tuy nhiên sau một thời gian làm thử, các DNNN trên đều xin rút hay không đủ diều kiện để tiến hành cổ phần hoá. Các doanh nghiệp khác đã xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo chỉ thị số84/TTg. Và sau 4 năm thực hiện Quyết định số 202/CT, chỉ có 5 Doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, đó là:
Công ty cổ phần Đại lí liên hiệp vận chuyển (bộ giao thông)
Công ty Cổ phần cơ điện lạnh
Công ty cổ phần giầy Hiệp An
Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An
Công ty chế biến thức ăn gia súc
Trong đó Doanh nghiệp đi tiên phong là công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển (thuộc tổng công ty Hàng hải), sau đó là công ty cổ phần cơ điện lạnh TPHCM. Hai công ty này đã hoàn thành việc cổ phần hoá và chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ ngày 1/10/1993.
Giai đoạn mở rộng (1996 đến nay)
Sau 4 năm thực hiện, chúng ta đã đúc rút được một số kinh nghiệm và sửa đổi về chế độ cổ phần hoá. Ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 28/CP thay cho Nghị quyết số 202/CT vớ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status