Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp



Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
Chương I. 2
Những vấn đề chung về buôn lậu và gian lận thương mại 2
I. kinh tế thị trường - Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại : 2
1. Kinh tế thị trường 2
2. Khái niệm buôn lậu. 4
3. Khái niệm về gian lận thương mại. 6
4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại 9
II. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại 11
1.Nguyên nhân xuất hiện 11
Chương II. 13
Thực trạng và những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 13
I. Thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam 13
1. Những cách và thủ đoạn trong buôn lậu 15
2. Một số hình thức gian lận thương mại phổ biến ở Việt Nam hiện nay 17
2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của nhà nước 17
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu 17
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu. 17
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá. 18
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư. 18
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu. 19
II. Những tác động của nạn buôn lậu và gian lận thương mại đến kinh tế xã hội nước ta 19
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế 19
2. Tác động đến văn hoá xã hội 22
3. Tác động đến chính trị 23
III. Những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 23
1. Những mặt đã làm được trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại . 23
2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 29
Chương III . 34
Một số giải pháp trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. 34
I- Các giải pháp cấp Nhà nước. 34
1. Nhà nước cần hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống pháp luật. 34
2. Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng tổ chức: 35
3. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính. 36
4. Biện pháp về kỹ thuật nghiệp vụ 37
5. Hợp tác quốc tế với các cơ quan Hải quan của các nước trong việc đấu tranh chống gian lận thương mại. 37
6. Dán tem hàng hoá phải thực sự hiều quả. 38
7. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. 38
8. Cải cách chính sách lương thưởng. 38
9. Phải có những chính sách phát triển kinh tế vùng biên: 38
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chính sách thuế của nhà nước
Trong các hoạt động gian lận thương mại có lẽ hành vi gian lận qua lợi dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu là loại hình gian lận đặc thù nhất ở Việt Nam. Vì thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm nhiều sắc thuế gộp lại là thuế quan, thuế doanh thu, thuế phụ thu, thuế thu điều chỉnh bình ồn giá. Nên thuế xuất nhập khẩu của chúng ta thường cao như ô tô du lịch, xe máy, rượi bia hàng điện tử...do thuế suất cao nên sự chênh lêch giữa giá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát nhà nước với lợi nhuận kiếm được do gian lận thương mại là rất lớn. Thuế suất là một trong những lĩnh vực hấp dẫn gian thương, điể hình là trong thời gian gần đây việc khai thác sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu, các gian thương đã tìm mọi cách để biến tướng, gây nhầm lẫn trong khai báo mã hàng để gian lận thương mại trốn thuế.
2.2. Gian lận thương mại qua giá hàng hoá xuất nhập khẩu
Theo tính toán của chính phủ thất thu thuế qua giá là rất lớn, ước tính thất thu thuế là khoảng 25% trong tổng số thu thuế xuất nhập khẩu. Chống gian lận thương mại qua giá ở nước ta cũng như trên thế giới đang là vấn đề được hải quan các nước đặc biệt quan tâm, vì đây là hoạt động gian lận thương mại tinh vi nhất, khó phát hiện nhất.
2.3. Gian lận thương mại trong việc khai báo sai số lượng trọng lượng, phẩm cấp của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đây cũng là hình thức gian lận thương mại xuất nhập khẩu khá phổ biến ở Việt Nam. Cácchủ hàng thường lợi dụng chính sách thông thoáng, mở cửa của nhà nước thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành hải quan bằng các biện pháp đơn giản hoá các thủ tục này. do đó đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hoá tại cửa khẩu. Các cửa khẩu với lực lượng có hạn, trình độ cán bộ còn hạn chế trong khi đó lượng hàng hoá luân chuyển qua cửa khẩu ngày càng lớn, các lực lượng hải quan không thể kiểm soát chi tiết từng lô hàng được. đây cũng là nguyên nhân để bọn gian thương lợi dụng bằng các thủ đoạn như khai một phần, khai không đúng.
2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hoá.
Xác định xuất xứ hàng hoá là vấn đề liên quan đến kỹ thuật phức tạp, có vị trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Đây là vấn để rất mới mẻ ở Việt Nam. Xuất xứ hàng hoá liên quan đến hai vấn đề chính là: thuế xuất nhập khẩu và chính sách ưu đãi thuế giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau. Từ mối liên quan giữa việc xác định xuất xứ hay xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu để trốn thuế.
2.5. Gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư.
Theo quy địng của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 18/CP ngày 14/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, máy móc phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh và các nguyên liệu vật tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hay để tạo tài sản cố định. Điều này có nghĩa là với những hàng hoá thuộc loại này Hải quan không cần quan tâm đến giá trị hàng hoá (để tính thuế), và như thế hải quan dễ dàng cho qua các loại hàng hoá này như vậy đã vô hình để bọn gian thương lợi dụng kẽ hở này để tiến hành hành vi gian lận. Qua tiến hành giám định việc khai giá nhập khẩu thiết bị của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư, thì đã có 6 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu với giá trị cao so với giá trị thực tế là 14 triệu USD.
2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất hàng gia công xuất khẩu.
Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã kí kết. Theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu, hàng thuộc đối tượng này được miễn thuế. Trên cơ sở các hợp
đồng gia công và văn bản cho phép của Bộ thương mại cấp cho các đơn vị sản xuất, Hải quan kiểm tra định mức tiêu dùng nguyên phụ liệu đã nhập cho đến khi kết thúc hợp đồng, phần thừa không dùng hết mới phải nộp thuế. Song trong thực tế có những hợp đồng gia công kéo dài từ 5 dến 10 năm, nguyên phụ liệu nộp vào sản xuất và sản phẩm gia công hoàn chỉnh được xuất khẩu phải thực hiện trong một thời gian dài, bằng rất nhiều chuyến hàng, qua nhiều cửa khẩu. Đây là kẽ hở để các chủ sản xuất lợi dụng. Thủ doạn của bọn chúng là nhập nguyên phụ liệu nhiều nhưng sử dụng để sản xuất thì không hết, đa số phần lớn là bán lại cho các cơ sở sản xuất khác trong nước với giá cao hơn để thu lợi.
Ngoài ra còn rất nhiều thủ đoạn và cách thức mà bon gian lận sử dụng như lợi dụng chính sách và cơ chế hoạt động của thuế,qua hoạt động của văn phòng thay mặt các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, gian lận thương mại qua hàng kinh doanh chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng đổi hàng...
Như vậy có thể thấy, gian lận thương mại ở nước ta hiện nay hết sức đa dạng và phức tạp khó kiểm soát với xu hướng ngày càng nhiều các cách gian lận tinh vi.
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA
1. Tác động đến các chủ thể kinh tế
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá. Như ta đã biết: thuế quan là các mức thuế đấnh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhắm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sức cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước hay kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy các hành vi buôn lậu,trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế đã xâm haị đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
Buôn lậu và gian lận thương mại gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất trong nước, làm điêu đứng các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại. đối với các người sản xuất trong nước. Việc hàng ngoại tràn ngập thị trường với chất luợng cao hơn giá rẻ hơn, thực sự là mối đe doạ trực tiếp đến tương lai của hàng nghìn công nhân trong các xí nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp mới còn non trẻ. Nguyên nhân là nhữmg xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập khẩu số hàng hoá này. trong quá trính sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị trường, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu. Trong khi hàng ngoại do trốn được thuế nên giá rẻ hơn, vì vậy làm cho hàng nội không tiêu thụ đựơc, dẫn đến đọng vốn, nợ chồng chất rồi đi đến phá sản. đối với doanh nghiệp thương mại do giá cả hàng hoá mua vào cao hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng lậu trốn thuế. Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận trồn thuế cạnh tranh chèn ép không thể phá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status