Thực trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Thực trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam



I. Những vấn đề chung về nợ quá hạn 2
1. Khái quát chung về tín dụng. 2
1.1. Định nghĩa về tín dụng 2
1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng và doanh nghiệp 2
1.3. Các hình thức tín dụng 4
2. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng . 5
2.1. Định nghĩa nợ quá hạn 5
2.2. Phân loại nợ quá hạn 5
2.3. Nguyên nhân gây ra các khoản nợ quá hạn 7
3. ảnh hưởng của nợ quá hạn 12
3.1. ảnh hưởng của nợ quá hạn đến hoạt động của ngân hàng 12
3.2. ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với doanh nghiệp 13
3.3. ảnh hưởng của nợ quá hạn tới hoạt động của toàn bộ nền kinh tế 14
II. Thực trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam 14
III. Các giải pháp nhằm hạn chế và nâng cao hiệu quả xử lý nợ quá hạn 15
1. Các giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh: 15
1.1. Ngân hàng tư vấn dịch vụ tư vấn cho khách hàng 15
1.2. Tham gia vào hoạt động của công ty, doanh nghiệp: 16
1.3. Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng: 16
1.4. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ quản lí nợ cho cán bộ tín dụng ,nâng cao chất lượng phân tích tính dụng. 17
1.5. Thành lập phòng thẩm định. 17
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ quá hạn. 18
2.1. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác xử lý nợ quá hạn: 18
2.2. Mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị trường nợ 19
2.3. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 20
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khoản vay bất thường của doanh nghiệp, thường vay với thời gian ngắn, khi các doanh nghiệp cần thanh toán tiền hàng cho người bán, tiền lương cho cán bộ, công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ như nộp thuế... mà các nguồn thu thì chưa thể thu được doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn . Lúc này doanh nghiệp sẽ được ngân hàng cấp cho khoản tín dụng thiếu hụt tài chính tạm thời nhằm giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt của doanh nghiệp. Nguồn tín dụng này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp không bị ngừng trệ, gián đoạn. Các khoản vay này thường được doanh nghiệp hoàn trả ngay khi họ nhận được các nguồn thu của mình.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng thay mặt mở thư tín dụng [ L/C ] trả chậm .
Khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài doanh nghiệp sẽ yêu cầu ngân hàng thay mặt mở L/C thanh toán. Ngân hàng sẽ thay doanh nghiệp trả tiền cho phía người bán. Chỉ khi nhận đầy đủ giấy tờ phía người bán ngân hàng mới yêu cầu doanh nghiệp thanh toán tiền hàng .
Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng .
Định nghĩa nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản vay (khoản nợ ) đã đến thời gian trả nợ mà con nợ chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi của món vay đó cho chủ nợ.
Đối với các khoản vay tại ngân hàng thì chủ nợ là ngân hàng, con nợ là doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế vay vốn tại ngân hàng.
Phân loại nợ quá hạn
Phân loại theo khả năng thu hồi :
Nợ quá hạn thông thường
Nợ quá hạn thông thường là các khoản nợ khi đến ngày đáo hạn con nợ chưa tiến hành trả nợ ngân hàng. Khả năng hoàn trả khoản vay này thường khá cao. Sự chậm chễ, sai lệch chỉ thời gian ngắn so với thời gian trả nợ được xác định trong khế ước.
Đối với nợ quá hạn này, các con nợ thường là các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế có vị thế vững chắc trên thị trường. Họ là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trình độ chuyên môn quản lý, kinh doanh tốt. Tuy nhiên có những nguyên nhân tác động tới nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp tiền vào không khớp với thời gian trả nợ xác định trên khế ước vay vốn ngân hàng. Kết quả là ở thời điểm đáo hạn của khoản vay con nợ không có khả năng trả nợ như đã cam kết trong khế ước, do đó nợ quá hạn hình thành. Tuy nhiên đối với các khoản nợ này ngân hàng tin tưởng vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng đảm bảo thanh toán nợ 100% khi có luồng ngân quỹ.
Nợ quá hạn khó đòi
Nợ quá hạn khó đòi là các khoản nợ đã quá thời hạn trả nợ một thời hạn khá dài nhưng doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả toàn bộ gốc và lãi của khoản vay. Khả năng thu hồi ngay và toàn bộ khoản nợ có nhiều khó khăn.
Con nợ của các khoản vay khó đòi thường là các đơn vị kinh doanh rơi vào khó khăn do biến động của chu kỳ kinh doanh hay khả năng quản lý tài chính của các chủ doanh nghiệp yếu kém, tính toán nhu cầu sản phẩm không hợp lý dẫn tới hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, cũng có thể do ảnh hưởng của thị trường dẫn tới thua lỗ, không có tiền thanh toán nợ ngân hàng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu không có khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp các ngân hàng thường tiến hành thu nợ ngay nhằm hạn chế tối đa sự phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi với khối lượng lớn.
Các khoản nợ khó đòi thường phát sinh và kéo dài gây thêm những gánh nặng về lãi suất cho con nợ.
Nợ khó đòi không có khả năng thu hồi
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp thu nợ khác nhau nhưng doanh nghiệp, con nợ không có nguồn ngân quỹ để trả nợ thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Loại nợ này xảy ra và tồn đọng ở những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém ,biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ , nợ phảI trả tăng , doanh nhgiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn . Thời gian nợ tồn đọng khá lâu , có thể kéo dài trên một năm ,2-3 năm hay lâu hơn nữa và rất khó giảI quyết
hay các đơn vị kinh doanh có những tính toán sai lầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm không phù hợp, không có khả năng tiếp cận với thị trường, không đứng vững trong cạnh tranh, thay đổi của cơ chế chính sách ... dẫn tới thua lỗ, phá sản không còn nguồn để trả nợ ngân hàng. Điều này khả năng thu hồi vốn vay là bằng không, đồng thời ngân hàng xác định là hoàn toàn mất trắng.
Phân loại theo thời gian
Nợ quá hạn dưới 6 tháng
Là các khoản nợ trong vòng 6 tháng kể từ ngày đáo hạn của khoản vay mà khách hàng không tiến hành trả toàn bộ hay một phần gốc, lãi của khoản vay đó.
Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng
Là các khoản nợ trong vòng 6 tháng đến 12 tháng kể từ ngày đáo hạn khách hàng không hoàn trả một phần hay toàn bộ gốc và lãi của khoản vay đó.
Nợ quá hạn trên 1 năm
Là các khoản nợ mà sau ngày đáo hạn 1 năm khách hàng vẫn không thanh toán một phần hay toàn bộ gốc và lãi cho ngân hàng.
Phân loại theo biện pháp bảo đảm tiền vay
Nợ quá hạn có bảo lãnh của bên thứ ba
Là các khoản nợ của món vay được thực hiện cùng với một hợp đồng bảo lãnh của một bên thứ ba được ngân hàng xác định là có đủ năng lực tài chính (pháp lí +hành vi) để bảo lãnh cho người đi vay.
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo
Là các khoản nợ của các khách hàng đi vay được thực hiện khi người xin vay có tài sản thế chấp được các bộ tín dụng xác định đủ điều kiện đảm bảo cho khoản vay đó.Theo pháp luật ,ngân hàng có quyền phát mãI tài sản để thu nợ, do vậy nợ quá hạn này tuy chưa thu được nhưng ngân hàng thương mại vẫn có khả năng thu hồi
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo
Là khoản nọ khi cho vay ,ngân hàng không yêu cầu người vay phảI thế chấp tài sản. Đối với loại nợ này, con nợ là doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt động kinh doanh nếu tình hình tài chính tốt và cũng có khả năng thu hồi nợ.
Phân loại theo thành phần kinh tế
Ÿ Nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước
Ÿ Nợ quá hạn của các công ty cổ phần
Ÿ Nợ quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân
Ÿ Nợ quá hạn của các đối tượng khác
Nguyên nhân gây ra các khoản nợ quá hạn
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Cán bộ tín dụng chấp hành không nghiêm quy chế tín dụng
Một trong các nguyên nhân từ phía ngân hàng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn là việc không thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng mà ngân hàng đề ra:
- Khi quyết định cho vay,thiếu căn cứ khoa học ,không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả
- Không kiểm tra tính đầy đủ,đúng đắn,hợp pháp của hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp; cũng như không kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp của doanh nghiệp theo đúng quy định.
- Cho vay quá mức quy định. Theo quy định hiện nay các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng không được cho phép một khách hàng vay quá 10% vốn tự có, tổng số tiền vay của 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% vốn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status