Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Thiết Bị Bưu Điện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Thiết Bị Bưu Điện



Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Do vậy, việc tìm ra những nguyên nhân tồn tại, thiếu sót để từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một đòi hỏi đối với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Để đánh giá các mặt khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh từ giá thành, lợi nhuận, từ chất lượng sản phẩm đến năng lực cạnh tranh trên thị trường. cuối cùng đều được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận, Công ty cổ phần Thiết Bị Bưu Điện đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới dây truyền thiết bị máy móc nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặc dù sản phẩm của Công ty thường được tiêu thụ bởi các đơn vị cùng ngành nhưng không vì thế mà Công ty thụ động trong việc xúc tiến các biện pháp tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, tăng doanh thu, từ đó đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, làm tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên Công ty vẫn gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt đông sử dụng vốn nói riêng, đòi hỏi Công ty cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i mới TSCĐ theo kịp trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần bỏ thêm vốn đầu tư mua sắm, xây dựng đầu tư TSCĐ. Một mặt tiết kiệm được vốn sản xuất, mặt khác làm cho giá thành sản phẩm hạ, lợi nhuận sẽ tăng lên khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và phát triển.
Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là việc thực hiện yêu cầu của Nhà nước về việc hạch toán đầy đủ của các doanh nghiệp.
Qua đó thấy được việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của nền sản xuất nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.3. Các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ
2.3.1. Trình độ trang bị chung về TSCĐ
Xét tình hình trang bị TSCĐ là tính đến mức độ phù hợp của việc trang bị TSCĐ cho từng lao động. Đây là căn cứ đề ra các dự án cho việc đầu tư máy móc không chỉ phù hợp về mặt trình độ kỹ thuật mà còn phù hợp với sức quản lý của từng lao động. Việc trang bị cho người lao động vượt quá khả năng của họ không chỉ tạo ra sức ép cho người lao động mà còn có thể gây lãng phí do người lao động không sử dụng hết số máy móc đó.
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Trình độ trang bị chung TSCĐ = ắắắắắắắắắắắắắắắ
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Thông qua chỉ tiêu này ta vừa đánh giá được mức độ trang bị TSCĐ đồng thời thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý của số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
2.3.2. Trình độ trang bị kỹ thuật về TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ (hữu hình) thuộc
phương tiện kỹ thuật
Trình độ trang bị kỹ thuật về TSCĐ =
Số công nhân sản xuất bình quân
2.3.3. Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ (thông qua hệ số hao mòn)
Số tiền KH luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
- Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của TSCĐ ở thời điểm đánh giá.
2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từ quan điểm kinh tế
Giá trị sản xuất công nghiệp * Mức giá trị sản xuất công nghiệp tính cho
một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần
* Mức doanh thu thuần tính cho
một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện trong kỳ.
Tổng lợi nhuận trước thuế
* Mức lợi nhuận trước thuế tính cho
một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ hơn về tính hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ, cứ một đồng nguyên giá TSCĐ sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trên ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là việc khai thác triệt để khả năng hiện có của doanh nghiệp như: phát huy hết công suất của máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định... để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
2.5. Biện pháp chủ yếu nhằm tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
- Làm tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, xem xét kỹ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ trước hết phụ thuộc vào chất lượng của công tác đầu tư mua sắm TSCĐ. Bởi vậy, trước khi đầu tư phải nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra về điều kiện khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, điều kiện cung cấp vật tư, khả năng tận dụng và công suất của TSCĐ. TSCĐ được đầu tư mới phải phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật theo hướng tiên tiến hiện đại, và phải phù hợp với yêu cầu và khả năng khai thác của doanh nghiệp.
Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại máy móc thiết bị, giữa các khâu của quy trình công nghệ và tổng số TSCĐ hiện có để lập ra kế hoạch điều chỉnh cơ cấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo thiết bị máy móc cũ, thải loại những máy móc thiết bị mà chi phí sửa chữa lớn hơn mua sắm lớn (không có hiêu quả kinh tế) đồng thời có kế hoạch đầu tư mua sắm mới thay thế một phần hay toàn bộ tài sản cố định. Bên cạnh đó xác định chính xác những tài sản cố định không cần dùng để có thể nhanh chóng tiến hành thanh lý hay nhượng bán để thu hồi vốn nhanh.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể thực hiện được điều này thì trước tiên phải thực hiện đánh giá đúng giá trị của TSCĐ, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
Tiếp theo là phải tiến hành phân loại cũng như phân cấp TSCĐ. Tiến hành phân giao TSCĐ cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tải sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
- Tổ chức thực hiện tốt việc trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả. Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi VCĐ phục vụ cho việc đổi mới TSCĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra.
- Tổ chức tốt hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng TSCĐ phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sử dụng đến quá trình thực hiện. Trong quá trình sản xuất việc sử dụng TSCĐ luôn gắn với mục đích cụ thể do đó thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và cơ chế quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp.
Việc quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp luôn có sự biến động không ngừng theo sự phát triển và biến đổi của cơ chế thị trường. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước phải luôn theo sát để nhận biết được những thay đổi, kịp thời đưa ra những chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả TSCĐ nói riêng.
Phần II:
Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện
I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện.
1.1. quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Vốn là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần thi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status