Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại 2
1.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại 2
1.2. Nội dung công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 3
1.2.1. Các thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 3
1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán 3
1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3
1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3
 1.2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 4
1.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính 4
1.2.2.1. Phương pháp so sánh 4
1.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ 4
1.2.3. Nội dung công tác phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn 5
1.2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng 5
1.2.3.2. Phân tích rủi ro kinh doanh 5
1.2.3.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 12
1.3.1. Nhân tố chủ quan 12
1.3.1.1. Nhân tố con người 12
1.3.1.2. Chất lượng thông tin 12
1.3.1.3. Chính sách tín dụng của Ngân hàng 12
1.3.2. Nhân tố khách quan 12
1.3.2.1. Bản thân doanh nghiệp vay vốn 12
Chương II: Thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động TDDN tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh
2.1. Khái Quát Về Hoạt Động Kinh Doanh Của NHNNo và PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 14
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội 14
 
2.1.2. Vài nét về hoạt động của NHNN & PTNT chi nhánh Tây Hà Nội 15
2.1.2.1.Một số tình hình kinh tế xã hội của địa phương 15
2.1.2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh 15
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 19
2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 19
2.2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 20
2.2.2.1. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ 21
2.3. Đánh giá về thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động TDDN của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh 31
2.3.1. Những kết quả đạt được 31
2.3.2. Những tồn tại 32
2.3.3. Nguyên nhân 33
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn trong hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Tây Hà Nội chi nhánh trường chinh 35
3.1. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 35
3.1.1. Về nguồn vốn 35
3.1.2. Về tín dụng 35
3.1.3. Các biện pháp tạo nguồn lực trong kinh doanh 36
3.1.4. Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh 36
3.1.5. Phát triển thị trường, thị phần 37
3.1.6. Công tác quản trị điều hành 37
3.1.7. Các giải pháp thực hiện 37
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn 38
3.2.1. Đối với việc thu thập thông tin 39
3.2.2. Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh 40
3.2.3. Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của CBTD 40
3.2.4. Cải tiến đổi mới công nghệ trang thiết bị,ứng dụng CNTT 41
3.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm cung ứng 41
3.2.6. Xây dựng chiến lược thương hiệu, chiến lược khách hàng 42
3.2.7. Tổ chức chuyên môn hoá trong quản lý khách hàng 42
 
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Tín dụng nói riêng. Đây là công tác thường xuyên liên tục phải làm đối với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra từ công tác phân tích trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp.
Để phân tích, đánh giá về khả năng tài chính doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh dựa trên bộ hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp gửi đến, chủ yếu là các tài liệu trong báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính trong 2 năm liên tiếp gần nhất. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì nộp báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm xin vay. Thông thường để xác định các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có chính xác hay không, ngân hàng yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán đầy đủ. Đối với các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, số liệu thu được thường chính xác. Trên cơ sở các báo cáo này, các cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp qua việc xem xét các mặt nguồn vốn, sử dụng vốn và các hệ số tài chính.
Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính doanh nghiệp vay vốn:
+ Đối với bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và sử dụng vốn được ngân hàng xem xét biến động cả về số tuyệt đối lẫn về tỉ trọng. Ngân hàng phân tích xu hướng thay đổi của các khoản mục chủ yếu như: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả, thuế, các khoản nộp NSNN, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu. Cán bộ tín dụng phân tích các khoản mục trên qua các thời điểm cuối năm hay cuối các quý.
+ Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng kết hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để tính các chỉ tiêu hệ số tài chính cơ bản trong vòng 2 hay 3 năm. Đó là các chỉ số về: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời , chỉ tiêu về cơ cấu vốn ,chỉ tiêu hoạt động và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp.
+ Về chỉ tiêu khả năng thanh toán, cán bộ tín dụng tính toán và phân tích các chỉ tiêu như: hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn tính chỉ tiêu vốn lưu động ròng để hỗ trợ trong việc phân tích hệ số khả năng thanh toán. Ngân hàng đã tính toán các hệ số này cụ thể, chi tiết song còn chưa tính hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi tiền vay. Đây là các hệ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp cho ngân hàng.
+ Về hệ số cơ cấu vốn, ngân hàng tính hai chỉ tiêu: hệ số tự tài trợ và hệ số nợ. Đây là nhóm hệ số được ngân hàng đặc biệt quan tâm và tính toán đầy đủ cả 2 hệ số. Nhờ tính toán 2 hệ số này, ngân hàng đã có thể đánh giá một cách chính xác mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ra sao, khả năng tham gia vào phương án kinh doanh của doanh nghiệp, sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp.
+ Về chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng quan tâm đến các hệ số: vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay vốn lưu động. Từ đó, đưa ra nhứng đánh giá chính xác, khách quan về tốc độ luân chuyển vốn và tài sản của doanh nghiệp , làm cơ sở để so sánh với các số liệu kế hoạch, số liệu cúa các năm trước, số liệu của các doanh nghiệp trong ngành để thấy đựoc xu hướng luân chuyển và vị thế của doanh nghiệp trong nghành.
+ Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, ngân hàng thường xem xét xu hướng biến động về các mục: giá trị sản lượng, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng đã phân tích sự biến động về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng về số tương đối giữa 2 năm hay so sánh cùng kì giữa 2 năm để đánh giá một cách khách quan của sự tăng hay giảm các khoản mục, từ đó phân tích nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Ngoài việc phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cán bộ ngân hàng còn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định dòng thu, chi của doanh nghiệp.
Qua việc xem xét công tác phân tích của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, nói chung, các cán bộ tín dụng đã rất nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Các cán bộ tín dụng đã dựa trên số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến để tính toán các hệ số tài chính, phân tích sự biến động qua các kì, các năm của các số liệu đó đồng thời tìm các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới để đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể về tình hình doanh nghiệp.
Để nêu bật được thực trạng phân tích, đánh gía tài chính doanh nghiệp vay vốn, em xin được đưa ra ví dụ về khách hàng có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Chi nhánh Trường Chinh, từ đó đưa ra những phân tích và nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng hay không?
2.2.2.1. Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ.
Giới thiệu khách hàng.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ.
- Tên giao dịch: SCIENCE PRODUCTION FOR MINE JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: SPM.,JSC.
- Số điện thoại: (04) 7754901. Fax: (04) 7754904
- Trụ sở giao dịch: Số 02 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Họ tên người thay mặt DN: Ông Nguyễn Hồng Tân – Chức vụ: Giám đốc.
- Vốn điều lệ: 6.000.000.000VND (Sáu tỷ đồng chẵn./.)
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; giao thông; thuỷ lợi. Khai thác và chế biến các sản phẩm mỏ. Xây lắp các đường dây và trạm điện đến 35KV. Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Sản xuất, chế tạo và thiết kế các sản phẩm cơ khí v.v…..
Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
1. Đăng ký kinh doanh: số 0103000367 thay đổi lần 5 ngày 10/12/2004 của phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
2. Điều lệ doanh nghiệp: theo điều lệ Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ soạn thảo và thông qua ngày 02/05/2001 (căn cứ luật doanh nghiệp số 13/199/QH10 được quốc hội CHXHCN VN thông qua ngày 12/06/1999).
3. Danh sách các thành viên góp vốn:
- Cổ đông thứ nhất: Ông Nguyễn Hồng Tân. - Vốn tham gia: 3.600 cổ phần.
- Cổ đông thứ hai: Ông Nguyễn Thành Công. - Vốn tham gia: 200 cổ phần.
- Cổ đông thứ ba: Bà Nguyễn Thu Huyền. - Vốn tham gia: 300 cổ phần.
- Cổ đông thứ tư: Ông Nguyễn Văn Hưng. - Vốn tham gia: 900 cổ phần.
- Cổ đông thứ năm: Ông Nguyên Đăng Hoà. - Vốn tham gia: 1.000 cổ phần.
4. Quyết định bổ nhiệm giám đốc số: 15/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ.
5. Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số: 02/CT ngày 26/12/2001 của hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khoa học Sản xuất Mỏ.
6. Năng lực ban lã...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status