Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh



Danh mục các chữ viết tắt 1
Danh mục sơ đồ 2
Danh mục bảng biểu 3
Lời mở đầu 4
Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
1. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường tác động đến kế toán trong doanh nghiệp công nghiệp 6
2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất 8
2.1. Chi phí sản xuất, phân loại chi phí sản xuất và sự cần thiết phải tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 8
2.1.1. Chi phí sản xuất và sự cần thiết phải tập hợp chi phí sản xuất 8
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 10
2.2. Giá thành, phân loại giá thành và sự cần thiết phải tính giá thành 14
2.2.1. Giá thành và sự cần thiết phải tính giá thành 14
2.2.2. Phân loại giá thành 15
2.3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 16
3. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 17
3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 19
3.3.1. TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp 21
3.3.2. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp 22
3.3.3. TK627 - Chi phí sản xuất chung 22
3.3.4. TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 23
4. Đánh giá sản phẩm dở dang 24
4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp hay chi phí NVL chính trực tiếp 24
4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 25
5. Phương pháp tính giá thành 26
5.1. Đối tượng tính giá thành 26
5.2. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 27
5.3. Các phương pháp tính giá thành 27
5.3.1. Phương pháp tính giá thành thực tế 28
5.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 28
6. Hệ thống sổ kế toán 29
7. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới 31
7.1.Kế toán chi phí và tính giá thành tại Pháp 31
7.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Mỹ 32
Phần II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty cơ khí Đông Anh 35
1. Đặc điểm chung của Công ty có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm 35
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí Đông Anh 35
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 38
1.3. Đặc điểm sản xuất và qui trình công nghệ sản phẩm chủ yếu của Công ty 42
1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty 43
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 43
1.4.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành 45
2. Kế toán c hi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đông Anh 47
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty 47
2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp 47
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất
ở doanh nghiệp 48
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ cho công trình xây dựng và cả sản phẩm cho công nghiệp. Đây là một hướng đi đúng đắn của Công ty, nhờ vậy mà Công ty ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu nhập. Điều đó được thể hiện thông qua các chỉ tiêu ở bảng sau:
ĐVT: 1.000đ
Chỉ tiêu Đơn vị tính: 1.000 đ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng doanh thu
86.135.513
130.259.107
139.444.325
2. Tổng chi phí
83.859.206
126.329.410
135.991.874
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
2.276.307
3.929.697
3.452.451
4. Tổng số nộp ngân sách
1.189.218
2.428.422
2.560.930
5. Thu nhập bình quân đầu người
1.296
1.835
1.827
Biểu số 2.1.Một số chỉ tiêu phát triển của Công ty
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: Công ty cơ khí Đông Anh chỉ trong một thời gian ngắn đã có sự chuyển vượt bậc cả lượng và chất. Tổng doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng, đặc biệt thu nhập bình quân đầu người có sự thay đổi rất lớn từ năm 2003 sau khi Công ty đã đầu tư dây chuyền tiên tiến của CHLB Đức chế tạo giàn lưới không gian khẩu độ lớn. Sự phát triển của công ty đã mang lại nguồn tích luỹ lớn cho ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động tăng lên làm cho đời sống của người lao động cũng được cải thiện. Điều này sẽ làm động lực thúc đẩy mỗi người trong Công ty phấn đấu nâng cao tay nghề, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Về sản lượng đúc thép qua các năm đã sản xuất và tiêu thụ được:
Năm 2002 sản xuất và tiêu thụ: 4322 tấn
Năm 2003 sản xuất và tiêu thụ: 4643 tấn
Năm 2004 sản xuất và tiêu thụ: 5004 tấn
Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với nhiệm vụ chính ở trên Công ty vẫn duy trì và nâng cao chất lượng đại tu và sửa chữa xe máy, mỗi năm có từ 13 đến 15 xe đã được xuất xưởng với chất lượng và hình thức được khách hàng chấp nhận, phụ tùng cho các loại xe máy thi công như: Pistong, Xi lanh, .. các phụ tùng thay thế như: răng gầu các loại, lưỡi ủi, lưỡi cắt,.. đều được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng. Công ty cũng đã liên kết với hãng KOMATSU của Nhật mở trung tâm dịch vụ tại công ty và đại lí dầu nhờn của hãng dầu Mobil. Hai trung tâm này trong những năm qua đã khai thác thị trường, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
Sản phẩm của Công ty được bạn hàng đánh giá cao và được nhà nước nhà nước cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hàng nhập ngoại. Toàn bộ sản phẩm cảu công ty được quản lý chất lượng theo ISO 9002: 1994 từ năm 1998. Ngày 11/10/2003 Công ty đã chuyển tiếp sang hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Sản phẩm của Công ty đã khẳng định được vị trí và chỗ đứng của Công ty trên thị trường, củng cố được niềm tin của công nhân lao động đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, xu hướng phát triển đi lên của Công ty.
1.2.Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Công ty cơ khí Đông Anh có bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh qui mô và hoàn chỉnh. Có Đảng uỷ, Ban giám đốc, công đoàn và có đầy đủ các phòng ban chức năng rất năng động trong việc tìm hiểu thị trường và tiêu thụ sản phẩm, thị trường cung cấp nguyên vật liệu, đặc biệt là rất sáng tạo trong sản xuất cũng như làm quản lý, các phân xưởng sản xuất luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất của Công ty.
Công ty áp dụng chế độ một thủ trưởng với bộ máy tham mưu là các phó trưởng phòng ban và quản đốc phân xưởng. Trình độ quản lý của Công ty đạt mức cao, các cán bộ quản lý đều đã được đào tạo qua các trường đại học và tại chức ở các trường đại học. Còn người lao động rất có năng lực trình độ trong công việc.Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Công ty cơ khí Đông Anh (Sơ đồ 2.1) bao gồm:
- Bộ máy quản lý: Giám đốc Công ty, các phó giám đốc, cùng với các phòng ban.
- Bộ phận sản xuất gồm có phân xưởng: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện, phân xưởng đúc I, phân xưởng đúc II, phân xưởng kết cấu, phân xưởng công nghệ cao, phân xưởng cơ điện và đại tu.
- Ngoài ra công ty còn có 3 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm:
+ Cửa hàng tại khối 2A thị trấn Đông Anh.
+ Cửa hàng tại 137 đường Giải Phóng - Hà Nội.
+ Cửa hàng tại 22B đường Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh.
Phó giám đốc
Phòng
Vật tư
Cửa hàng Xăng dầu
Giám đốc
Phó
Giám đốc
(PT dự án máy đào)
Phó giám đốc
(PT liên doanh)
Ban dự án Nhôm
Phó giám đốc
Phó giám đốc (Đại diện KD)
Phòng Kinh tế Kế hoạch
Phòng
Tài chính Kế tóan
Phòng
Tổ chức Hành chính
Ph.Xưởng
Sửa chữa
Cơ điện
Phòng
Thí nghiệm Kiểm tra chất lượng (KCS)
Phòng Thiết bị
Phòng Bảo vệ
Thư ký HTCL
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng Luyện kim
Dịch vụ
Komatsu
Ph.Xưởng
Đúc I
Ph.Xưởng
Đúc II
Ph. Xưởng Nhiệt luyện
Ph.Xưởng Cơ khí
Ph.Xưởng
Kết cấu
Ph.Xưởng Công nghệ
cao
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cơ khí Đông Anh
Mỗi phòng ban trong Công ty có chức năng riêng nhưng chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Giám đốc: Là người quản lý toàn diện mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Là người phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các cán bộ lãnh đạo, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lí chất lượng. Bên cạnh giám đốc còn có 5 phó giám đốc.
Phó giám đốc thường trực: Thay giám đốc để giải quyết những công việc được uỷ quyền khi giám đốc đi vắng, phụ trách một số phòng ban và phân xưởng như: Phòng bảo vệ, Phân xưởng cơ điện và đại tu....
Phó giám đốc kĩ thuật: Phụ trách về các hoạt động kĩ thuật, về qui trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân và phụ trách một số phòng ban, phân xưởng như: Phòng kĩ thuật, Phân xưởng Đúc....
Phó giám đốc vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý vật tư, TSCĐ, soạn thảo đơn hàng, hợp đồng mua NVL vật tư phụ tùng và lựa chọn nhà cung ứng.
Phó giám đốc phụ trách dự án máy đào.
Phó giám đốc phụ trách Liên doanh với hãng Sumi Tômô (Nhật bản)
Ngoài ra, các phòng ban chuyên môn và các phân xưởng có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý theo đúng sự phân công của giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động hành chính và quản trị công ty. Tổ chức quản lý cán bộ Công ty, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và nâng cao tay nghề cho công nhân, tiến hành khai thác, tuyển dụng lao động..
Phòng kế toán: Thực hiện việc giám đốc đồng tiền, hạch toán kinh tế, thu thập các số liệu, chứng từ liên quan để phản ánh vào các sổ sách kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định của giám đốc. Tập hợp các chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành. Tiến hành ghi chép, tính toán và phản ánh trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản của các cá nhân, các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý vật chất trong toàn Công ty. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của Công ty theo chế độ qui định.
P...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status