Mở cửa thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Giới thiệu
Thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
của bất kỳ nền kinh tế nào với giả định là một động cơ của tăng trưởng.
Thương mại đang diễn ra không chỉ về hàng hóa mà còn về mặt công
nghệ, dòng chảy các ý tưởng và kiến thức.
Từ khi mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế
được phân tích rộng rãi trên thế giới, nó vẫn gây tranh cãi giữa các nhà
hoạch định chính sách và các nhà kinh tế dựa trên kết quả thực nghiệm
(Chaudhry, IS. and Imran, A., 2009). Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về mối
quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng ở các nước đang phát triển
(Kruger, 1997). Một số nhà kinh tế và các nhà hoạch định cho rằng tự do
hóa thương mại sẽ dẫn đến hiệu suất kinh tế vĩ mô tốt và nền kinh tế tăng
trưởng nhanh hơn (Henriques và Sadorsky, 1996). Tổ chức quốc tế như
Ngân hàng Thế Giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và tổ chức Hợp Tác Kinh Tế Và
Phát Triển cho rằng tự do hóa thương mại có mối quan hệ tích cực đến
tăng trưởng kinh tế (Esfahani, 1991). Thương mại quốc tế ảnh hưởng đến
nền kinh tế thông qua các kênh khác nhau. Nó tạo ra việc làm, hình thành
vốn dẫn đến chất lượng cuộc sống tốt hơn với mức GDP và GDP bình
quân đầu người cao hơn (Edwards, 1997).
Trong vài năm qua, hệ thống thương mại thế giới đang dần dần trở
nên mở cửa và cạnh tranh. Mức thuế được giảm trong cả những nước phát
triển và đang phát triển và những hạn chế được loại bỏ. Các nền kinh tế
đang cố gắng thực hiện những chính sách kinh tế hướng ngoại, cũng như
4.4 Hàm phản ứng xung:
Vì mục đích của bài nghiên cứu này là để phân tích tác động của mở
cửa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nên bài nghiên
cứu tập trung phân tích về cú sốc của mở cửa thương mại đối với biến
động của các biến khác trong mô hình, đặc biệt là GDP thực.
Bảng 4.5 và hình 4.2 giải thích hàm phản ứng xung của GDP thực.
Theo kết quả cho thấy cú sốc về độ mở thương mại dẫn đến tăng trưởng
kinh tế thấp hơn trong hai kỳ đầu (phù hợp với các nghiên cứu của Sachs
và Warner (1995) , Redding (1999), Vamvakidis (2002), Yanikkaya
(2003), Simorangkir (2006) và Adhykary (2011)). Điều này được thể hiện
rõ khi cú sốc về độ mở thương mại (lnopenness) xảy ra GDP thực giảm
2.9%.
Mối quan hệ ngược chiều này là do việc mở cửa thương mại làm
tăng xuất khẩu và tăng trưởng nhưng đồng thời cũng khiến nền kinh tế
Việt Nam nhạy cảm với các bất ổn vĩ mô, khủng hoảng và biến động bên
ngoài. Bên cạnh đó, việc tự do hóa quá nhanh khiến nền kinh tế Việt Nam
cũng như các doanh nghiệp trong nước chưa sẵn sàng dẫn đến sản xuất
trong nước kém hiệu quả và tính cạnh tranh thấp hơn so với sản phẩm
nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO. Thực vậy, từ sau khi gia nhập WTO, cơ cấu công nghiệp của Việt
Nam chậm thay đổi, thâm hụt mậu dịch tăng vọt, nhiều ngành công nghiệp
của Việt Nam bị bóp chết. Điển hình là công nghiệp điện tử: sản phẩm
điện tử nguyên chiếc có thuế nhập khẩu từ 0-5% trong khi linh kiện điện
tử nhập khẩu để lắp ráp có thuế suất 18-30%. Không chỉ doanh nghiệp
trong nước bị ảnh hưởng mà doanh nghiệp lắp ráp máy thu hình cũng
chuyển sang thành công ty nhập khẩu bán máy nhập khẩu. Công nghiệp ô
tô của Việt Nam cũng chung số phận. Năm 2012 cả nước có 400 doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, có công suất thiết kế đạt 458.000 chiếc/ năm,
trong đó 47% công suất thuộc về các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Năm 2010, các doanh nghiệp đã lắp ráp được 112.000 xe các loại, đến
năm 2012 chỉ còn 72.749 chiếc. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt Nam bị thu hẹp,
thậm chí nguy cơ mất thị phần nội địa.
Từ kỳ 3 đến kỳ 5 mở cửa thương mại có tác động tích cực đối với
tăng trưởng kinh tế và tắt dần tác động từ kỳ 6
Bảng 4.5 : Phản ứng của GDP thực với cú sốc độ mở thương mại
(1) irfname = irf, impulse = D.lnopenness, and response = D.lngdp
95% lower and upper bounds reported
8 -.000316 -.00871 .008078
7 .000236 -.010151 .010623
6 -.000767 -.012192 .010657
5 .004394 -.00918 .017967
4 .010991 -.007448 .02943
3 .005071 -.016092 .026234
2 -.023228 -.047886 .00143
1 -.029009 -.053058 -.004961
0 0 0 0
step irf Lower Upper
(1) (1) (1)
Results from irf
4.5 Kết quả phân rã phương sai:
Việc kiểm tra biến động của tốc độ tăng trưởng GDP thực được
tiếp tục thực hiện bằng việc ước lượng dự báo phân rã phương sai
(Forecast error variance decomposition – FEVD), giúp chúng ta phân
tích kỹ hơn biến động của các biến trong mô hình, giải thích các yếu tố
đóng góp vào sự biến động của GDP thực.
Kết quả phân rã phương sai đối với GDP thực được trình bày
trong bảng 4.12. Kết quả cho thấy tất cả biến động trong GDP thực
được gây ra bởi cú sốc của chính nó 100% trong năm đầu tiên. Điều
này ngụ ý rằng tất cả các biến còn lại bao gồm độ mở thương mại, dân
số, lạm phát, FDI và vốn đầu tư cố định trong nước không đóng góp
vào sự biến động của tăng trưởng kinh tế trong năm đầu tiên.
Sau đó, khoảng 77% biến động của GDP thực thay mặt cho tăng
trưởng kinh tế được giải thích bởi cú sốc của chính nó. Như vậy sự
biến động của GDP thực chủ yếu bị tác động bởi GDP thực của thời kỳ
trước. 23% biến động còn lại được đóng góp bởi các yếu tố khác.
Cú sốc có tác động lớn thứ hai đến biến động của GDP thực là
mở cửa thương mại. Cú sốc của mở cửa thương mại có khả năng giải
thích khoảng 13% biến động của GDP thực. Vai trò của dân số, tỷ lệ
lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư cố định trong
nước ít quan trọng hơn. Các biến này với cú sốc của chúng đã đóng
góp vào sự biến động của GDP thực ở các mức lần lượt là 1.8%,
2%,5.3% và 0,6%
Tóm tắt: ..................................................................................................................1
1. Giới thiệu .........................................................................................................2
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:..............................................................5
3. Mô hình và số liệu nghiên cứu: .....................................................................21
3.1 Nguồn số liệu và định nghĩa các biến: ....................................................21
3.2 Mô hình nghiên cứu:................................................................................24
3.3 Phương pháp nghiên cứu:........................................................................28
4. Kết quả nghiên cứu:.......................................................................................32
4.1 Kiểm định tính dừng:...............................................................................32
4.2 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger:....................................................34
4.3 Kiểm định tính ổn định của mô hình:......................................................37
4.4 Hàm phản ứng đẩy:..................................................................................39
4.5 Kết quả phân rã phương sai:....................................................................50
5. Kết luận:.........................................................................................................53

G6VTecb2dfUK3y2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status