Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn từ ngành công nghiệp giày da trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1:MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đặc biệt phát triển ngành sản xuất công nghiệp nhằm đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì vấn đề môi trường, chất thải công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và hệ sinh thái cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý, nhà sản xuất.
Giày da là ngành đã ra đời từ hàng trăm năm trước và trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay đã trở thành một ngành nghề truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây ngành này phát triển khá nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Theo Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công thương), giày da là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may. Bên cạnh đó thì ngành này cũng tác động đáng kể đến môi trường khi mà phần lớn chất thải của ngành là chất thải khó phân huỷ và nguy hại. Do khối lượng phân tử lớn nên khi thải ra môi trường chúng rất khó phân hủy. Vì vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải giải quyết lượng chất thải của ngành giày da sao cho phù hợp.

1.2. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành giày da thì lượng chất thải rắn thải ra của ngành này cũng gia tăng nhanh chóng , đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tác hại đến sức khoẻ con người. Việc quản lý chất thải rắn từ ngành này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Trước tình hình đó việc “Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn từ ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” là hết sức cần thiết, nhằm góp phần bảo vệ môi trường cho Tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát , đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn của các công ty giày da trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
1.4. Nội dung của đề tài
Điều tra, đánh giá hiện trạng cho một số cơ sở sản xuất
Đánh giá công tác quản lý môi trường của cơ sở sản xuất
Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường cho một số cơ sở sản xuất
Aùp dụng thực hiện cho từng cơ sở sản xuất

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu – xử lý thống kê
Theo phương pháp này, tất cả các nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ quan, trên mạng internet và các tài liệu được cung cấp từ thầy cô hướng dẫn, các tài liệu được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai được tổng kết lại, đánh giá lựa chọn thu được những thông tin và dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài.
1.5.2. Phương pháp điều tra thực địa- lấy mẫu phân tích
Phương pháp điều tra nhằm mục đích phân tích đánh giá hiện trạng của một số cơ sở sản xuất
Tổng quan về các cơ sở sản xuất
Số lượng chất thải của một số cơ sở
Phỏng vấn kinh nghiệm về phòng chống ô nhiễm tại cơ sở sản xuất
Điều tra lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm
Dưới sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, sinh viên đã có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trực tiếp trao đổi và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Khảo sát thực tế ghi nhận thực tế làm tư liệu cho đề tài.
1.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Đánh giá tải lượng ô nhiễm chất thải rắn của cơ sở sản xuất, tính toán số lượng chất thải rồi áp dụng cho toàn ngành sản xuất giày da của Tỉnh.
1.5.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phỏng vấn cộng đồng trong các cơ sở sản xuất và xung quanh nhằm nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống ô nhiễm cho từng cơ sở sản xuất.
1.5.5. Phương pháp học tập kinh nghiệm trong nước và thế giới
Phương pháp dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế thông qua tài liệu hay các hội nghị hội thảo, lớp tập huấn liên quan đến lĩnh quản lý chất thải từ các cơ sở sản xuất.
1.6. Phạm vi và đối tượng của đề tài
- Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chất thải rắn của ngành công nghiệp giày da trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được chi phí xử lý.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện trong thời gian 12 tuần (1/10/2007 đến 22/12/2007)
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN GIÀY DA TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT

3.1. Định nghĩa về CTRCN và CTRNH
3.1.1. Chất thải rắn công nghiệp:
CTRCN được hiểu là chất thải ở dạng rắn bị loại ra khởi quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chúng phải được thu gom để tiến hành hay xử lý hay tái chế nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ơû đây coi CTRCN không phải là phần thải bỏ cuối cùng của vòng đời sản phẩm mà có thể tái sử dụng hay làm nguyên liệu cho ngành khác.

3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại:
Theo Điều 3, Chương 1 của Luật bảo vệ Mơi trường 2005, chất thải nguy hại được định nghĩa như sau:
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hay đặc tính nguy hại khác.
Theo Điều 2, Mục 2 của Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg được Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1999, chất thải nguy hại được định nghĩa như sau:
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hay hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hay tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải công nghiệp là chất thải dạng rắn được loại ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà con người không muốn giữ lại, bao gồm nguyên, nhiên liệu dư thừa, phế thải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang), các loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt, bùn từ hệ thống xử lý nước thải.
Chất thải công nghiệp nguy hại là chất thải công nghiệp có chứa các chất hay các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại nêu trên.
b. Đặc tính của chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại là chất thải cĩ chứa các yếu tố độc hại, phĩng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác, hay tương tác với các chất khác gây nguy hại tới mơi trường và sức khỏe con người.
Chất thải nguy hại có 1 trong 4 đặc tính sau: cháy, ăn mòn, phản ứng, độc.
Tính cháy:
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu thay mặt của chất thải có những tính chất sau;
- Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng cồn (rượu)<24% (theo thể tích) và có điểm chớp cháy nhỏ hơn 600C (1400F).
- Là chất thải (lỏng hay không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hoá học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
- Là khí nén.
- Là chất ôxy hoá.
Tính ăn mòn:
Độ pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu thay mặt thể hiện một trong các tính chất sau:
- Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hay bằng 2 hay lớn hơn hay bằng 12.5.
- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 550C (130F).
Tính phản ứng:
Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu thay mặt chất thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:
- Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ.
- Phản ứng mãnh liệt với nước.
- Khi trộn với nước có khả năng no.
- Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hay khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người hay môi trường.
- Là chất thải xyanua hay sunfic ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi hay khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người hay môi trường.
- Chất thải có thể nổ hay phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hay nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
- Chất thải có thể dễ dàng nổ hay phân huỷ (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.
- Là chất nổ bị cấm theo luật định.
Tính độc:
Để xác định tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật, hiện nay còn sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng cách rò rỉ để xác định.
Các chất và vật liệu có tinh độc hại:
o Asen và các hợp chất
o Thủy nân và các hợp chất
o Cadimi và các hợp chất
o Tali và các hợp chất
o Bery và các hợp chất
o Chì và các hợp chất
o Antimoan và các hợp chất
o Các hợp chất phenol
o Các hợp chất xyanic
o Các đồng phân Xyanat
o Các hợp chất Halogen hữu cơ, kể cả các nguyên liệu Polyme trơ
o Các dung môi Clo
o Các dung môi hữu cơ
o Bioxit và chất dược phẩm thực vật
o Các nguyên liệu hắc ín từ việc lọc phần hắc ín dư lại trong quá trình chưng cất
o Các hợp chất dựơc phẩm
o Các nguyên liệu ở phòng thí nghiệm hoá học
o Amiăng
o Selen và các hợp chất
o Telu và các hợp chất
o Các hydro – cacbon thơm đa vòng (PAH)
o Các hợp chất đồng tan
o Clo hữu cơ (ví dụ: PCB và DDT)

3.2. Nguồn gốc phát thải
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn phát sinh chủ yếu như sau:
- Chất thải có thành phần cao su, nhựa, da, sơn: sinh ra từ các ngành công nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử, giày da, máy tính. Vỏ xe chứa khoảng 60% hydrocacbon nên chúng sinh ra năng lượng khi đốt và nhiệt sinh ra có thể được sử dụng trực tiếp cho các quá trình như làm xi măng hay gia nhiệt cho nước để sản xuất ra hơi cho nhà máy nhiệt điện, làm năng lượng thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống như xăng, dầu, than, khí,…
- Giấy thải, thùng carton: Các loại giấy thải, tuỳ theo chất lượng sẽ được phân loại, tái chế thành các sản phẩm chất lượng kém hơn chất lượng của giấy ban đầu. Sản phẩm tái chế sau cùng là các loại giấy vệ sinh chất lượng kém, loại giấy này không thể tái chế được nữa và đối với các loại giấy thải bị nhiễm bẩn thì cách xử lý tốt nhất bằng phương pháp thiêu đốt.


FBM89U66YxI04fI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status