Thực hiện hợp đồng kinh tế – Thực trạng và kiến nghị - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực hiện hợp đồng kinh tế – Thực trạng và kiến nghị



CHƯƠNG I KHái QUáT CHUNG Về HợP ĐồNG KINH Tế 5
I. Định nghĩa về hợp đồng kinh tế 6
II. Về nguyên tắc giao kết hợp đồng kinh tế 8
1.Nguyên tắc tự nguyện 9
2. Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi 10
3. Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản. 10
4. Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc ký kết. 10
III. Chủ thể của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 12
1.Đại diện hợp pháp đương nhiên 12
2.Đại diện hợp pháp theo uỷ quyền 13
IV. Nội dung của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 14
1. Điều khoản chủ yếu 14
2. Điều khoản thường lệ 15
3. Điều khoản tuỳ nghi 15
V. Hình thức của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 16
VI. Phân loai hợp đồng kinh tế 16
1.Căn cứ vào tính chất hàng hoá- tiền tệ của mối quan hệ HĐKT phân thành: 16
2. Căn cứ vào thời hạn của hợp đồng phân thành 17
3. Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng phân thành 17
4. Căn cứ vào nội dung cụ thể của mối quan hệ kinh tế ta có: 18
5. Căn cứ vào hiệu lực pháp luật ta có 18
CHƯƠNG II 24
THựC HIệN HợP ĐồNG KINH Tế 24
I. Khái niệm về thực hiện hợp đồng kinh tế 24
1. Khái niệm 24
2. Các nguyên tắc khi thực hiện hợp đồng kinh tế 25
II. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế 26
1. Thế chấp tài sản 27
2. Cầm cố tài sản 27
3. Bảo lãnh tài sản 27
III. Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế 28
A. Đối với hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật 28
Pháp luật hiện hành quy định các cách thức thực hiện như sau: 28
1) Thực hiện đúng các điều khoản về số lượng 28
2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hoá hay công việc 29
3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hoá - công việc 30
4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, cách giao hàng hoá dịch vụ 31
5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán 31
6. Những điều khoản khác (thông thường, tuỳ nghi) 32
B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu 32
1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ 33
2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần 33
IV. Vi phạm hợp đồng kinh tế, trách nhiệm tài sản đối với vi phạm hợp đồng kinh tế 34
1. Phạt hợp đồng 34
2. Bồi thường thiệt hại 36
3. Thủ tục bồi thường thiệt hại 37
4. Căn cứ để miễn giảm trách nhiệm tài sản 37
V. Thay đổi, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế 38
1. Thay đổi hợp đồng kinh tế 38
2. Đình chỉ hợp đồng kinh tế 39
3. Thanh lý hợp đồng kinh tế 39
Chương III 41
Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế 41
và giải Pháp pháp luật về hợp đồng kinh tế. 41
I. Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế: 41
II. Kiến nghị 57
1. Khái niệm HĐKT 59
2. Nội dung của HĐKT: 62
3. Hợp đồng kinh tế vô hiệu: 63
4. Trách nhiệm tài sản do vi phạm HĐKT. 65
5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT: 66
Kết luận 69
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường hợp các bên không thoả thuận thì địa điểm và cách giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại HĐKT. Nếu trong HĐKT không có sự thoả thuận của các bên và không có quy định của pháp luật đối với loại HĐKT đó thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng - bên bán hàng và giao trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng - bên mua hàng.
Các bên phải giao nhận hàng hoá dịch vụ đúng địa điểm dù địa điểm đó do hai bên thoả thuận hay do pháp luật định trước. Nếu giao không đúng địa điểm thì bên vi phạm phải chịu những hình thức trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán
Các bên có quyền thoả thuận về giá cả của hàng hoá hay dịch vụ và ghi cụ thể vào HĐKT, thoả thuận về nguyên tắc thủ tục thực hiện việc thay đổi giá khi có sự biến động giá cả của thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
Đối với sản phẩm hàng hoá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quy định giá cả, thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với những quy định đó, không bên nào có quyền gò ép giá hay nâng giá quá mức quy định.
Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực hiện HĐKT. Nghĩa vụ trả tiềnđược thực hiện theo cách và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu trong HĐKT không ghi thời hạn trả tiền thì thời hạn trả tiền đó là 15 ngày kể từ ngày nhận được hoá đơn đòi tiền (chỉ được lập hoá đơn, giấy đòi tiền phù hợp với việc thực hiện từng phần hay toàn bộ HĐKT). Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ số tiền của mình trên tài khoản tại Ngân hàng cho bên đòi hay khi bên đòi trực tiếp nhận được số tiền mặt theo hoá đơn.
Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán cũng được coi là hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và được bên đòi tiền chấp thuận trả bằng hiện vật hay tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hay các tài sản đó đã thực hiện xong.
Bên vi phạm có nghĩa vụ thanh toán số tiền bị phạt do vi phạm HĐKT. Mức phạt có thể bằng mức lãi xuất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp luật và phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên kia, số lãi mà họ phải trả cho ngân hàng trên số tiền chưa được thanh toán. Trong trường hợp này số tiền phạt được tính căn cứ vào mức lãi suất tín dụng quá hạn nhận tương ứng thời gian chậm thanh toán không giới hạn mức tối đa.
6. Những điều khoản khác (thông thường, tuỳ nghi)
Nếu các bên có thoả thuận thì khi thực hiện phải thực hiện theo đúng thoả thuận của các bên.
B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu
Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu dù là từng phần hay toàn bộ thì việc thực hiện HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong thực tế ngay cả khi HĐKT vô hiệu các bên vẫn thực hiện HĐKT đó hay vì không ý thức được hay vì bị lừa dối, nhầm lẫn hay vì các nguyên nhân khác. Vì vậy muốn huỷ bỏ HĐKT đó cần có sự can thiệp của toà án thông qua việc tuyên bố vô hiệu. Không phải lúc nào HĐKT có sự vi phạm pháp luật cũng bị toà án tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng. Tuỳ từng mức độ vi phạm, toà án quyết định huỷ bỏ hay sửa đổi một phần hợp đồng vi phạm pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Cụ thể pháp luật quy định như sau:
1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ
-Nếu nội dung công việc chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện.
-Nếu nội dung công việc đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt thực hiện và xử lý tài sản đối với phần đã thực hiện.
-Nếu các bên đã thực hiện xong sẽ bị xử lý tài sản trong hai trường hợp:
+) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng (nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật).
+) Trường hợp không hoàn trả bằng hiện vật được thì phải trả bằng tiền nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thiệt hại phát sinh các bên phải gánh chịu.
Ngoài ra, người ký kết HĐKT vô hiệu toàn bộ cố ý thực hiện HĐKT đó tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần
Các phần khác không vô hiệu thì vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị thực hiện, còn đối với các điều khoản vô hiệu các bên phải sửa đổi diều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyển và lợi ích ban đầu đồng thời có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật đối vói phần bị vô hiệu đó.
Nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu từng phần được áp dụng giống như nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu toàn bộ.
IV. Vi phạm hợp đồng kinh tế, trách nhiệm tài sản đối với vi phạm hợp đồng kinh tế
Khi HĐKT đã ký kết và quan hệ HĐKT được thiết lập đúng pháp luật các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết. Nhưng trên thực tế HĐKT đã ký kết phát sinh hiệu lực pháp luật song không được thực hiện hay thực hiện không đúng các điều khoản đã cam kết dù bất kể lý do khách quan hay chủ quan thì đều bị coi là vi phạm HĐKT. Nếu bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại sẽ phải chịu hậu quả vật chất bất lợi do hành vi của mình gây ra (hay còn gọi là trách nhiệm tài sản).
Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong quan hệ HĐKT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể ký kết các HĐKT khi có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ đã ký kết.
Về mặt chủ quan: Trách nihệm tài sản được gọi là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm HĐKT đã ký kết
Pháp luật HĐKT quy định trách nhiệm tài sản phát sinh khi có 4 căn cứ sau:
-Phải có hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết
-Phải có lỗi của bên vi phạm
-Có thiệt hại thực tế xảy ra
-Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐKT và thiệt hại thực tế xảy ra.
Trách nhiệm tài sản đối với vi phạm HĐKT được thể hiện đưới hai hình thức đó là phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tiền phạt hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại là số tiền mà bên vi phạm phải lấy từ tài sản của mình trả cho bên bị vi phạm hợp đồng, đối với HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh thì khoản tiền phạt vi phạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
1. Phạt hợp đồng
Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ được áp dụng nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật HĐKT nói riêng và pháp luật quản lý kinh tế nói chung, đồng thời phòng ngừa vi phạm hợp đồng kinh tế.Chế tài phạt hợp đồng là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi trường hợp có hành vi vi phạm bất kể đó là hành vi vi phạm điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng không cần tính đến hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại hay chưa hay thiệt hại đã xẩy ra nhiều hay ít.
Tiền phạt vi phạm hợp đồng k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status