Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
1.1.Khái niệm chất lượng sản phẩm. 3
1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm. 5
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 6
1.3.1. Đứng trên góc độ người tiêu dùng. 6
1.3.2. Trên góc độ của nhà sản xuất 6
1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm 8
II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HACCP 9
2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của HACCP 10
2.2. Các nguyên lý của HACCP 10
PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 12
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. 12
I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. 12
I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác. 14
I.3. Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo 15
I.4. Ngành thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước 16
II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16
II.1. Những quy định chung về chất lượng thủy sản 16
II.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay 18
II.2.1. Thành tựu 18
II.2.2. Những tồn tại về chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam 21
II.2.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam 23
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 26
I. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 26
II. Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay. 27
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uy và các biện pháp cụ thể để kiểm soát chúng. Hệ thống này có 7 nguyên lý cơ bản:
Nguyên lý 1: Nhận biết các mối hiểm nguy tiềm tàng liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm trong rất cả các giai đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất và phân phối đến các địa điểm tiêu thụ. Đách giá khả năng xuất hiện các mối hiểm nguy và nhận biết các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát chúng.
Nguyên lý 2: Xác định các vị trí, quy trình, công đoạn có thể kiểm soát để loại bỏ các mối hiểm nguy hay làm giảm khả năng xuất hiện của chúng. Một “công đoạn” nghĩa là một giai đoạn trong sản xuất thực phẩm bao gồm các hoạt động nông nghiệp, thu mua nguyên liệu, phân loại, chế biến, bao gói, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng.
Nguyên lý 3: Thiết lập các giới hạn nguy hiểm, và các giới hạn đó phải phù hợp để đảm bảo rằng mỗi điểm kiểm soát quan trọng đề nămg dưới sự kiểm soát.
Nguyên lý 4: Thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát bởi một lịch trình kiểm tra và theo dõi.
Nguyên lý 5: Các hoạt động khắc phục được đưa ra khi sự kiểm soát chỉ ra rằng một điểm kiểm soát quan trọng không nằm dưới sự kiểm soát.
Nguyên lý 6: Thiết lập các qui trình kiểm tra bao gồm các bài kiểm tra và các thủ tục kiểm tra để chứng tỏ rằng hệ thống HACCP làm việc có hiệu quả.
Nguyên lý 7: Thiết lập các tài liệu liên quan đến tất cả các qui trình, thiết lập các hồ sơ phù hợp với các nguyên lý này và sự áp dụng của chúng. Đó là một quy trình logic gồm 14 bước.
Việc áp dụng quy trình của hệ thống HACCP trong sản xuất cũng như được cấp chứng nhận phù hợp HACCP đặc biệt là với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ giúp đem lại lờng tin cho khách hàng thông qua dấu hiệu chứng nhận. Đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp trên thị trường.
PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM.
I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, cùng kiệt nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như trong những năm 60 của thế kỉ XX, tổng sản lượng thủy sản ở miền Bắc đạt trên dưới 200.000 tấn thì đến năm 1976- tổng sản lượng thủy sản đạt 840.000 và đến năm 2001 là 2.434.700 tấn. Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông- lâm- ngư nghiệp và chiếm hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2005 tổng sản lượng đạt 3.408.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD tính tới ngày 5/12/2005.
Theo số liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thủy sản giữ một vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991- 1995) và 10% giai đoạn (1996- 2003). Nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác thủy sản cả về số lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất.
Biểu 1: Sản lượng thủy sản thời kì 2001-2005 ( đơn vị: 1000 tấn)
Năm
Sản lượng
thủy sản
Chia ra
Nuôi trồng
Khai thác
2001
2.434,7
709,9
1.742,8
2002
2.647,4
844,8
1.802,6
2003
2.859,2
1.003,1
1.856,1
2004
3.142,5
1.155,6
1.992,9
2005
3.408,0
1.403,0
2.005,0
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông- Lâm- Thuỷ sản.
Theo số liệu trên, sản lượng thủy sản khai thác có tăng nhưng tốc độ tăng không đều và thấp hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. Năm 2001, tăng 3,8%, năm 2002 tăng 4,5%, năm 2003 tăng 3% , năm 2004 tăng 3,6%. Nét nổi bật trong hoạt động khai thác thủy sản thời kì 2001-2005 là sự chuyển biến mạnh từ cách khai thác nhỏ lẻ, cá thể trong các vùng biển gần bờ sang nghề cá thương mại mang tính công nghiệp, quy mô lớn, tàu thuyền công suất cao, trang bị hiện đại để khai thác vùng biển xa bờ dài ngày, gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển.
Do tăng trưởng cao và khá bền vững nên vị trí của thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản đã tăng nhanh từ 20,6% năm 2001 lên 37,5% năm 2004 và 41% năm 2005.
Việt Nam có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thủy sản trong đó đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiền năng mới được xác định có hể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% năm 1995 lên 3,4% năm 2000 và đạt 3,93% năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa.
Biểu 2: Giá trị xuất khẩu toàn quốc giai đoạn 1996- 2001
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD)
Năm
Toàn quốc
Công nghiệp -Xây dựng - Dịch vụ
Nông- Lâm- Thủy sản
Tổng số
Riêng thủy sản
1996
7.255,9
4.214,1
3.041,8
670,0
1997
9.185,0
5.952,0
3.233,0
776,5
1998
9.360,3
6.036,0
3.324,3
858,6
1999
11.540,0
8.627,8
2.912,2
976,1
2000
14.308,0
10.186,8
4.121,2
1.478,5
2001
15.100,0
10.090,4
5.009,6
1.816,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân(%)
13,0
14,9
9,5
14,6
Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - lâm - Thủy sản.
I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác.
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2 – 19,2%. của mỡ là 11- 28%, khoáng chất là 0,8 – 1%, cũng tương tự như trên trong cá thu tỷ lệ thứ tự là 18,6% - 0,4% - 1,2%; ở cá muối là 16,4%- 1,6% - 2,3%; ở cá hồng là 17,8% -5,9% - 1,4%. Sản phẩm của thủy sản rất đa dạng như tôm, cá, ốc, nghêu, rong, trong đó tôm lại có rất nhiều loại như: tôm sứ, tôm chân trắng, tôm càng xanh; cá thì có cá basa, ca tra, cá rô phi… và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn phù hợp với từng lứa tuổi đảm bảo cung cấp đủ chất dinh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status