Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo - pdf 28

Download miễn phí Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I- Các khái niệm 2
1- Khái niệm về nghèo đói. 2
2. Khái niêm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3
II. Thực trạng, giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc xoá đói giảm nghèo ở việt nam 5
1.Thực trạng 5
2. Các yếu tồ ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta 13
III. Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 15
1. Nội dung: 15
2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. 19
IV: Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc XĐGN 23
1. Một số chính sách về xoá đói giảm nghèo 25
2. Một số chính sách về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 30
V. Một số chính sách xoá đói giảm nghèo vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta hiện nay.25
1. Một số chính sách về xoá đói giảm nghèo.25
2. Một số chính sách về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.30
KÊT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để giảm bớt lao động nặng nhọc, tốn nhiều thời gian công sức cho phụ nữ, trẻ em và cải thiện đời sống nhân dân. Một yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện bền vững, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với chế biến với xuất khẩu là tăng cường sự đầu tư của Nhà Nước đi đôi với chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương và nhân dân để nhanh chóng tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông thôn phát triển, trước hết là cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, trạm xá, chợ, trung tâm cụm xã đặc biệt là hệ thống hồ đập, kênh mương thuỷ lợi đảm bảo vững chắc nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và sinh hoạt đời sống nhân dân. Thoả mãn nhu cầu vay vốn của nhân dân để phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cả đại gia súc, gia súc và gia cầm. Vấn đề quan trọng và có tính quyết định là vấn đề cán bộ cơ sở, đặc biệt là các xã miền núi, hải đảo đang hết sức khó khăn. Cán bộ vừa thiếu vừa yếu, bất cập với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nguyên nhân triển khai chậm dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn là do cán bộ. Những năn qua Nhà Nước rất quan tâm, đầu tư nhiều chương trình dự án, nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, vay vốn nhưng sự chuyển biến ở các xã này chưa theo mong muốn, tình hình kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Các tỉnh, thành phố cần tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm về giúp đỡ xã. Đồng thời có kế hoạch đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ tại chỗ. Đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần chọn con em ở trường nội trú để đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cho xã. Trước mắt huy động, bổ sung các tri thức trẻ về công tác ở các xã đặc biệt khó khăn, vừa đáp ứng nhiệm vụ XĐGN, xây dựng nông thôn mới, vừa đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ cho địa phương.
Ngoài những giải pháp cơ bản trên, cần có chương trình, kế hoạch rút bớt lực lượng lao động trẻ từ nông thôn đi đào tạo, dạy nghề để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH- HĐH đất nước nói chung, CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và đáp ứng yêu cầu lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt chương trình phát triển các làng nghề và nghề truyền thống để thu hút lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn. Đồng thời chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia thị trường xuất khẩu lao động đang ngày càng mở rộng, có kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn để đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu. Thực hiện hướng này, hàng năm từ khu vực nông thôn có thể rút ra hàng triệu lao động vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
Giải quyết vững chắc vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn sẽ nhanh chóng xoá được đói cùng kiệt và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển và như vậy nươc ta mới phát triển, sớm thoát khỏi một nước nghèo.
2. Các yếu tồ ảnh hưởng đến đói cùng kiệt ở nước ta
Nguồn lực hạn chế là một trong những yếu tố cơ bản của đói nghèo. Người cùng kiệt vẫn tiếp tục cùng kiệt vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi cùng kiệt đói.
Các hộ cùng kiệt có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hưóng tăng lên, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người cùng kiệt cũng như khả năng đa dạng hoá sản xuất để hướng tới sản xuất các loại cây trông với giá trị cao hơn. Đa số người cùng kiệt vẫn giữ các cách sản xuất truyền thống với giá trị thấp, lựa chọn phươg án sản xuất tự cung, tự cấp. Do vậy, giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, từ đó đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự cùng kiệt khó. Bên cạnh đó đa số người cùng kiệt chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như : khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động thực vật, nhiều yếu tố đầu vào như : điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…. đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập. Người cùng kiệt cũng thiếu khả năng tiếp cân nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…. Mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người cùng kiệt thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng tăng lên nhiều song vẫn còn khá nhiều người cùng kiệt không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một mặt không có tài sản thế chấp, những người cùng kiệt phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác đa số người cùng kiệt không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hay sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm họ càng cùng kiệt hơn. Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt các thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường đã làm cho người cùng kiệt không nắm bắt được thông tin cần thiết tạo thuận lợi cho họ trong việc XĐGN.
Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm hay việc làm không ổn định cũng là một trong những yếu tố của đói nghèo. Những người cùng kiệt là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh cùng kiệt khó. Bên cạnh đó, học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…. đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tới trường của con em các gia đình cùng kiệt và sẽ làm cho việc thoát cùng kiệt thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn. Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người cùng kiệt cho thấy khoảng 90% người cùng kiệt chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hay thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo: tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Trình độ học vấn thấp đã gây ra rất nhiều khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. 80% số người cùng kiệt làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Thêm vào đó, họ gần như không có khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
Ngoài hai yếu tố trên, yếu tố về nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến đói nghèo. Quy mô gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status